CHIỀU XUÂN
_Anh Thơ_
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Nội dung:
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương mỗi độ xuân về. Tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tinh tế đã bao trùm lên bức tranh quê hương trong buổi chiều xuân yên ả.
Nghệ thuật:
Bài thơ sử dụng hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân, lựa chọn từ ngữ gợi cảm, gợi âm thanh, miêu tả cái động để nói về cái tĩnh.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: SGK – 52:
"Chiều xuân” qua ngòi bút của Anh Thơ hiện lên qua bức tranh buổi chiều tà, cảnh xuân ở đồng quê miền Bắc nước ta. Bài thơ thể hiện sự quan sát tinh tế, bao quát cảnh vật và bức tranh buổi chiều yên bình, êm ả, có phần vắng lặng.
Buổi chiều xuân đặc trưng ở cảnh mưa: mưa bụi, mưa xuân thưa thớt bay.
Nét riêng của bức tranh thể hiện ở chi tiết: không chỉ được tả vào lúc ông vui nhộn nhịp mà dường như vắng lặng, lắng đọng trong khoảnh khắc:
Con đò dường như cũng hòa với sự êm ả của buổi chiều khi con đò “biếng lười nằm mặc nước sông trôi”. Điểm xuyết liên tục thêm vào bức tranh là quán tranh vắng, là những chùm hoa xoan tím “rụng tơi bời”.
Cảnh được mở rộng, cao, xa hơn và nêu bật đặc trưng của mùa xuân miền Bắc: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn,...
Hình ảnh ở khổ thứ hai độc đáo, đẹp, nhưng đượm buồn bởi cảnh vật chìm vào tĩnh lặng.
Ba khổ thơ là thơ tả cảnh, tập hợp thành bức tranh quê giản dị, mộc mạc, thanh nhã, hơi gợi buồn vì cảnh thanh vắng, yên tĩnh.
Câu 2: SGK – 52:
Bài thơ vừa tả cảnh, vừa gợi được nhịp sống, không khí ở nông thôn nước ta thời trước, sự yên bình: Con đò nằm biếng lười, quán vắng, cánh bướm rập rờn, đàn trâu thong thả có dáng khoan thai.
Cho đến hai câu thơ cuối có hình ảnh con người xuất hiện. Khoảnh khắc lao động của người thiếu nữ đi vào trong câu thơ. Một cô thôn nữ chăm chỉ trong buổi chiều tĩnh lặng. Câu thơ tả động nhưng thực ra là để nói về cái tĩnh. Cái tĩnh nhằm nhấn mạnh vào nhịp sống yên bình của vùng quê còn nguyên sơ.
Câu 3: SGK – 52:
Thi sĩ dùng nhiều từ láy để dựng cảnh, và gợi ra tinh thần của cảnh:
- Mưa êm đềm, quán tranh đứng im lìm
- Hoa xoan rụng tơi bời
- Đàn sáo mổ vu vơ
- Mấy cánh bướm rập rờn
- Những trâu bò thong thả
Tác giả sử dụng các từ láy có tính chất, sắc thái giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả...nhằm diễn tả trạng thái thụ động hoặc đều đều của chủ thể.
Và chính sự kết hợp và sử dụng từ láy đã làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân, cũng như nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả.
Gợi ý Văn 11 Soạn bài Chiều xuân do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ