CHIỀU TỐI
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Nội dung:
Chiều tối” khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà cho thấy vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ chiến sĩ. Đó là lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; là niềm tin vào cách mạng, là tinh thần lạc quan, nghị lực kiên cường vươn lên cảnh tù đày, tăm tối. Đó chính là chất “thép” và chất “tình” hòa quyên trong thơ Hồ Chí Minh.
Nghệ thuật:
Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp cổ điển và hiện đại, ngôn ngữ thơ hàm súc và tinh tế.
II. HƯỚNG DẤN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: SGK - 42
Những ý sau chưa đúng với nguyên tác:
- Câu thơ thứ 2: Nguyên tác có từ “cô” nghĩa là lẻ loi, nhưng dịch thơ lại không có từ này.
- Câu thơ thứ 3: Nguyên tác và bản dịch nghĩa đều có từ “thiếu nữ” nhưng bản dịch thơ lại là “cô em” làm mát đi sắc thái trang trọng, tôn trọng.
Nguyên tác và bản dịch nghĩa không có từ “tối”, nhưng trong dịch thơ lại có từ “tối” làm lộ rõ ý thơ.
Câu 2: SGK - 42
Bức tranh thiện nhiên được miêu tả trong hai câu thơ đầu là cảnh hoàng hôn hiện lên vừa êm ả, vừa có chút mơ hồ lảng bảng buồn.
- Hình ảnh chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ chỉ hoạt động kết thúc một ngày, chim bay về tổ của mình và đó cũng là hình ảnh cổ điển trong thơ xưa.
- Sự cô độc của đám mây trong buổi chiều hoàng hôn buồn hiu hắt thể hiện qua từ “cô vân”. (Bản dịch đã làm mờ nghĩa khi dịch là chòm mây).
- Thiên nhiên trong câu thơ đầu vận động theo sự sống, theo tự nhiên.
Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện ở các ý sau:
- Ta thấy được tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên và luôn hướng tới sự hòa hợp với thiên nhiên được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ.
- Khung cảnh ở đây cũng nhuốm màu tâm trang của tác giả: chim về tổ nghỉ nhưng Bác vẫn phải đi, cô vân kia giống như một mình Bác trên đường chuyển lao cô đơn.
- Tuy nhiên, tâm hồn Bác luôn hướng về sự sống, cánh chim về tổ để nghỉ ngơi và mai lại bắt đầu hành trình kiếm ăn của mình chứ không bay về cõi vĩnh hằng thể hiện ước nguyện, niềm tin vào cuộc sống.
- Và đó còn là một tâm hồn luôn hướng về đất nước, vì đất nước, vì nhân dân. Bác cố gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do để hoạt động cách mạng, như cánh chim ngày mai sẽ lại bắt đầu hành trình của mình. Đó chính là tinh thần thép của Bác.
Câu 3: SGK - 42
Hình ảnh bức tranh đời sống được cảm nhận qua hai câu thơ cuối rất cụ thể và sinh động.
- Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô tối là hình ảnh con người nổi bật lên giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Điều đó cho thấy rằng Bác quên đi đau khổ của bản thân để hòa nhập, cảm nhận cuộc sống của người dân lao động cũng như thương yêu với những người dân nghèo khổ.
Cấu trúc lặp “ma bao túc”trong bài thơ tạo sự nhịp nhàng giữa những vòng quay của công việc, của hoạt động xay ngô.
Và dường như không gian được thu hẹp dần, từ trời mây bao la dần thu nhỏ lại, cuối cùng là cảnh bếp lửa đã rực hồng.
Bài thơ là sự chuyển động, từ gam màu u tối, về sau là gam màu sáng cho thấy niềm lạc quan yêu đời của tác giả về đất nước, về cuộc sống.
Câu 4: SGK - 42
Sự phối hợp hài hòa giữa nét cổ điển và nét hiện đại trong bài thơ chính là nghệ thuật tả cảnh tác giả.
Bài thơ chủ yếu là gợi tả không phải miêu tả, nên có tính cô đọng, hàm súc cao. Hơn nữa, ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng linh hoạt và biện pháp điệp vòng nhấn mạnh vào chữ “hồng”- nhãn tự của bài thơ, xua đi những mệt mỏi của người chiến sĩ tù đày.
III. LUYỆN TẬP
Bài 1: SGK - 42
Mạch cảm xúc vận động của bài thơ từ tĩnh đến động, từ u buồn đến vui tươi, bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống.
Từ chiều đến tối, từ cảnh hiu quạnh nơi núi rừng đến cảnh sinh hoạt tươi vui, ấm áp, đầy sức sống của người lao động nơi xóm núi.
Mở đầu bài thơ tuy có chút buồn, mệt mỏi nhưng chủ thể trữ tình vẫn toát lên phong thái ung dung, lạc quan. Hình ảnh vận động theo chiều hướng về cuộc sống con người để tiếp thêm nghị lực và kết thúc trong niểm tin tưởng lạc quan.
Bài 2: SGK - 42
Trong bài thơ, hình ảnh thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh là hình ảnh cô thôn nữ xay ngô tối và bếp lửa hồng. Hai hình ảnh đó toát lên vẻ gần gũi, giản dị, trẻ trung, khỏe mạnh sống động của cuộc sống lao động bình dị.
Bài 3: SGK – 42
Chất tình và chất thép theo nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông thể hiện rõ trong bài thơ Chiều tối. Cụ thể như sau:
Chất thép: thể hiện ở tinh thần chiến sĩ chủ động, bình tĩnh trước gian khổ, biết vượt lên hoàn cảnh bằng niềm lạc quan.
Còn chất tình thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị của người lao động.
Gợi ý Văn 11 Soạn bài Chiều tối do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ