ican
Soạn Văn 11
Vào phủ chúa Trịnh (trích thượng kinh kí sự)

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Ngữ Văn 11: Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 11 tốt hơn

Ican

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

_Lê Hữu Trác_

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. SGK – 9:

Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được miêu tả tỉ mỉ và tinh tế với nhiều lớp cửa, màn nhung, có nhiều lính canh gác, khuôn viên cây cối um tùm, đầy sắc hương…

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh: Có nhiều người phục dịch, mỗi nhiệm vụ, lời lẽ cung kính, lễ độ,…

Tác giả nhận xét nơi phủ chúa cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng thái độ của tác giả lại tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng, khác thường như vậy. Đó là cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc xa xỉ nhưng lại chẳng có tự do sinh khí.

Câu 2: SGK – 9:

Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất "đắt", thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm. Sự tinh tế và sắc sảo của tác giả đọng lại trong đoạn trích là ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất gây ấn tượng. Ví như chi tiết đối lập: thế tử - mội đứa bé - ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc - một cụ già - quỳ lạy. Để rồi "ngài" cười và ban một lời khen "rất trẻ con": "Ông này lạy khéo!". Hoặc ở một chi tiết khác khi tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: "Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy..."

- Truyện còn có nhiều chi tiết khác cũng sắc sảo như vậy: Chi tiết miêu tả nơi "Thánh thượng đang ngự" ("có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt"), rồi chi tiết miêu tả những dụng cụ dùng để ăn uống, những món ăn khi quan Chánh đường mời thầy thuốc dùng bữa sáng,..

Lời văn của tác giả rất tự nhiên, không hề có chút cường điệu nào. Cũng chính vì thế mà việc hưởng lạc xa hoa của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc.

Câu 3: SGK – 9:

Ông hiểu rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc.

Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức và lương tâm của người thầy thuốc.

Khi đã quyết định chữa bệnh cho thế tử, mặc dù ý kiến trái với ý đa số thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn bảo vệ giữ nguyên ý kiến.

Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm. Ông còn chứng tỏ mình là một thầy thuốc có y đức, lương tâm, không tham danh lợi, quyền quý. Ông yêu thích sự tự do và cuộc sống thanh đạm, trong sạch, giản dị nơi quê nhà, không mảy may rung động, không hề bị cám dỗ.

Câu 4: SGK – 9:

Ký sự là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra.

Giọng điệu: kể chuyện khách quan, pha chút hài hước, tạo được sự thú vị cho người đọc. Giọng kể của ông rất tự nhiên xen kẽ giữa lời kể và lời bình, tác giả chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tường thuật sự việc.

Về nhân vật, ngoài những người mang họ Trịnh, các nhân vật khác đều giống nhau ở chỗ cùng dựa dẫm, nịnh bợ nhà chúa nhằm củng cố địa vị cá nhân. Các quan ngự y ngày đêm chầu chực để liệu phương thuốc chạy chữa cho Trịnh Cán, nhưng lại sợ trách nhiệm, chỉ theo ý của quan Chánh đường để ra tòa.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung:

Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của phủ chúa Trịnh. Qua đó người đọc thấy được tài năng, đức độ và cốt cách của một nhà nho, một danh y, một nhà văn trongcon người Lê Hữu Trác.

2. Giá trị nghệ thuật:

Đoạn trích đã thể hiện nét đặc sắc trong nghệ thuật kí của Lê Hữu Trác:

- Kết hợp việc ghi chép chi tiết với việc mtả sinh động những điều “mắt thấy tai nghe”, bộc lộ thái độ đánh giá kín đáo.

- Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca làm tăng tính chất trữ tình cho tác phẩm.

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm làm gia tăng khả năng phản ánh hiện thực khách quan của tác phẩm.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu hỏi SGK – 9:

So sánh Vào phủ chúa Trình với với Chuyện cũ trong phủ chúa Trinh

Giống nhau:

Phê phán cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa và những con người ở đây

Nghệ thuật: ghi chép tỉ mỉ, sinh động

Khác nhau:

Thể loại: Vào phủ chúa Trịnh (kí sự) còn Chuyện cũ trong phủ chúa Trinh (tùy bút).

Nội dung:

Vào phủ chúa Trịnh: nhân sự việc vào chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, tác giả ghi lại quang cảnh và cuộc sống cực kì xa hoa của chúa Trịnh Sâm lúc bấy giờ.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: kể lại nhữn thú vui ham chơi của Trịnh Sâm và những tệ nạn nhũng nhiễu của bọn hoạn quan một cách thô bạo và trắng trợn.

Nghệ thuật: Vào phủ chúa Trịnh (bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc một cách kín đáo, gián tiếp) còn Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (bộc lộ suy nghĩ nhiều hơn, nói trực tiếp).

 

Hy vọng Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 11 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (454)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy