TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
(Tiếp theo)
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
+ Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được những lời nói của cá nhân khác.
Muốn tạo lời nói để biểu hiện và giao tiếp, mõi cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung và vận dụng các quy tắc hoặc phương thức chung
Khi nghe, đọc, cá nhân cần tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp trong lời nói của người khác, cá nhân cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung, quy tắc và phương thức chung thuộc ngôn ngữ của cộng đồng xã hội
+ Lời nói cá nhân là thực tế, sinh động, hiện thực hóa những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ.
II. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Bài 1: SGK – 35
Từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du là để chỉ vị trí tiếp giáp giữa hai bức tường của hai nhà gần nhau. Việc sử dụng từ nách trong câu thơ khiến cho câu thơ càng tăng sức gợi hình, gợi cảm và người đọc có thể hình dung khoảng cách giữa hai nhà chỉ gần trong gang tấc. Nếu thay thế từ nách bằng từ vách hay tường thì câu thơ sẽ mất đi giá trị, mất đi cái hay của nó.
Từ nách trong câu thơ được sử dụng với nghĩa chuyển theo cách ẩn dụ. Vì giữa nghĩa thực và nghĩa chuyển có nét tương đồng đều là vị trí tiếp giáp, một cái là trên cơ thể con người, một cái là của sự vật.
Bài 2: SGK – 35
+ Từ xuân theo nghĩa thực là để chỉ một mùa trong năm. Đây là mùa chuyển tiếp từ mùa đông sang hạ. Thời tiết ấm áp hơn, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân thường được coi là mùa mở đầu của một năm.
+ Các từ xuân trong các câu thơ trên vừa mang nghĩa thực nhưng cũng vừa mang nghĩa ẩn dụ
Câu 1: Xuân ở đây ngoài để chỉ một mùa của năm còn là để chỉ tuổi thanh xuân của người phụ nữ. Xuân của đất trời cứ đến rồi đi, cứ đi rồi sẽ quay lại. Nhưng tuổi trẻ của con người, đặc biệt là người phụ nữ sẽ chẳng thể nào trở lại được nữa. Sự trở lại của mùa xuân cũng đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ. Nỗi buồn tiếc, chán chường của nhân vật trức tình cũng vì thế mà được nhân lên gấp bội.
Câu 2: Xuân ở đây để chỉ vẻ đẹp, sự tròn đầy, viên mẫn của người con gái - chỉ vẻ đẹp, sự trinh trắng của Thúy Kiều. Câu thơ là sự băn khoăn, lo lắng của Kiều khi nghĩ đến việc khi Kim Trọng trở lại hỏi thăm Thúy Kiều thì mới hay tin Kiều đã sang tay kẻ khác mà đau đớn, xót xa.
Câu 3: Xuân trong câu thơ để chỉ mùi thơm của rượu ngon, cay nồng và hấp dẫn. Nhưng đồng thời nó cũng là từ biểu trưng cho tuổi trẻ, sức sống dào dạt của con người và tình bạn thắm thiết giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.
Câu 4: Có 2 từ xuân. Từ xuân thứ nhất mang nghĩa thực, để chỉ mùa xuân của thiên nhiên đất trời với sức sống dồi dào, mãnh liệt. Còn từ xuân thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ sự phát triển, sức sống và tự do.
Bài 3: SGK – 36
a)
Mặt trời trong câu thơ mang nghĩa thực, là mặt trời của tự nhiên đang trong thời điểm hoàng hôn, khi mặt trời chuẩn bị lặn xuống phía Tây
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh mặt trời với hòn lửa để làm tăng sức gợi hình của mặt trời, giúp người đọc hình dung về màu đỏ rực và những tia nắng cuối ngày cũng chuyển sang màu đỏ đậm sánh như thế. Mặt trời được nhìn từ xa như hòn lửa khổng lồ đang lặn xuống biển sâu.
b)
Mặt trời trong câu thơ mang nghĩa chuyển, là Mặt trời chân lí tức là ánh sáng của lí tưởng cách mạng đã đến với người thanh niên trẻ tuổi Tố Hữu vào lúc ông cần nó nhất, khi bơ vơ, lạc lõng với cuộc đời, sống không có lí tưởng.
Mặt trời trong câu thơ được sử dụng cách chuyển theo nghĩa ẩn dụ vì mặt trời thực và chân lí cách mạng có nhiều nét tương đồng. Mặt trời thực đem tới ánh sáng và sự sống cho vạn vật, tạo điều kiện cho chúng sinh trưởng và phát triển. Còn chân lí cách mạng cũng mang đến ánh sáng và sự sống cho con người Việt Nam khi đưa nhân dân ta thoát khỏi bóng tối của kiếp nô lệ và hướng tới sự tự do, hạnh phúc trong tương lai.
c)
Mặt trời thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của tự nhiên. Còn mặt trời thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ em bé - đứa con bé nhỏ của người mẹ Tày, đang ngủ ngon lành trên lưng khi mẹ lên rẫy làm việc.
Mặt trời thứ hai được sử dụng theo nghĩa chuyển ẩn dụ vì mặt trời thực và em bé cũng có điểm tương đồng. Em bé chính là ánh sáng, sự sống trong cuộc đời của người mẹ. Mẹ có thể làm mọi thứ để bảo vệ em, nuôi em khôn lớn và trưởng thành.
Bài 4: SGK – 36
a)
+ Từ mới được tạo ra là từ mọn mằn
+ Chúng được tạo ra từ những tiếng có sẵn là mọn, mằn theo phương thức cấu tạo tiếng Việt
Âm đầu được láy lại (âm m)
Nghĩa của từ: Chỉ những sự vật nhỏ bé, không đáng chú ý trong một tổng thể
b)
+ Từ mới được tạo ra là từ giỏi giắn
+ Chúng được tạo ra từ từ có sẵn là giỏi theo phương thức láy âm trong cấu tạo tiếng Việt
Âm được láy lại là gi
Nghĩa của từ: Chỉ người đảm đang, chăm chỉ, tháo vát trong công việc nào đó
c)
+ Từ mới được tạo ra là từ nội soi
+ Chúng được tạo ra từ những từ có sẵn là nội, soi theo phương thức ghép nghĩa của những từ hán Việt
Nội có nghĩa là ở bên trong, ẩn đi (nội tâm, nội dung, nội hàm,...)
Soi có nghĩa sử dụng ánh sáng để chiếu, nhìn sự vật rõ hơn (soi sáng, soi chiếu, soi mói,...)
Nghĩa của từ: Nội soi là phương thức chữa bệnh mới xuất hiện gần đây với phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thểcủa người bệnh, sau đó bác sĩ sẽ quan sát và phát hiện ra bệnh lí của con người.
Hy vọng Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 11 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ