BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
_Cao Bá Quát_
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1: SGK – 42
- Những yếu tố tả thực:
+ Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ), gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn. Trên bãi cát ấy là con đường rộng lớn nhưng mờ mịt, không xác định được phương hướng. Đó không phải là con đường thực mà là con đường theo nghĩa tượng trưng. Trên con đường ấy là hình ảnh nhà thơ với giấc mộng danh lợi thôi thúc bước đi.
+ Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.
- Từ con đường thực nhiều lần đi qua để về kinh ứng thí, Cao Bá Quát đã sáng tạo thành một con đường đến danh lợi với nhiều khó khăn trong bài thơ. Con đường thực đi trên cát đã thành con đường theo danh lợi trong bài ca. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.
Câu 2: SGK – 42
Nhận thức về con đường danh lợi của Cao Bá Quát được thể hiện qua sáu câu thơ:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi
Người say vô số, tỉnh bao người?
“ không học được ông tiên phép ngủ
Trèo non lội suối giận không nguôi”
Hai câu trên thể hiện sự chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác mình trên con đường theo đuổi công danh.
Bốn câu tiếp theo, tác giả khái quát sâu sắc con đường danh lợi với sự cám dỗ ghê gớm của cái bả công danh đối với con người.Nhà thơ tự hỏi mình và mọi người rồi tự trả lời bằng hình ảnh nghệ thuật “ người say vô số, tỉnh bao người”.
Tác giả đã dùng nhiều đại từ nhân xưng khác nhau để chỉ nhân vật trữ tình của mình qua đó tác giả có thể đặt mình ở nhiều góc nhìn khác nhau để cảm nhận và đồng thời nhà thơ có thể tự đọc thoại hay đối thoại với chính mình. Cao Bá Quát thể hiện được mẫu thuẫn trên con đường đi tìm lý tưởng của mình. Đứng trước hiện thực nghiệt ngã, mù mịt cho thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây rất phức tạp, không biết đi đâu về đâu.
Các câu cảm thán (Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!, Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!) câu hỏi tu từ (Người say vô số, tỉnh bao người?, Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?, Anh đứng làm chi trên bãi cát?) thể hiện được tâm trạng bế tắc, băn khoăn, day dứt đến tột cùng của tác giả và khao khát cháy bỏng tìm ra con đường đúng cho mình.
Danh lợi có tác dụng cám dỗ ghê gớm mà không ai có thể cưỡng lại được. Tác giả biết là con đường danh lợi rất khó khăn "tất cả", nhưng cũng phải theo vì hơi men của nó. Chính vì vậy, tác giả là một trong những người say hơi men.
Câu 3: SGK – 42
Tâm trạng của lữ khách: chán nản ( 6 câu đầu), bế tắc ( 4 câu cuối).
Sự vô nghĩa của chế độ khoa cử làm ông muốn thoát ra khỏi chúng.
Câu hỏi ở câu thơ cuối: là lời nhắc nhở , thúc giục tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm một đường đi mới, thoát khỏi bãi cát dài càng đi càng lún. => tư tưởng rộng lớn, sâu sắc.
Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chỗ đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lôgic. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào công danh, bổng lộc giống như cái bả lôi kéo con người, làm cho con người mê muội. Khi nhận thức ra con đường danh lợi khó khăn, tác giả như đặt ra cho mình một chọn lựa: phải thoát ra khỏi con đường danh lợi. Tác giả đã nhận ra tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Tuy tác giả chưa tìm ra cho mình một con đường nào khác, song cũng cho thấy ông không thể bước mãi trên bãi cát đầy khó khăn và vô vị đó.
Câu 4: SGK – 42
Nhíp điệu của bài thơ rất độc đáo, những câu thơ năm chữ với nhịp 2/3 mô phỏng bước đi khó nhọc trên bãi cát. Nhịp điệu của bài thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dứt khoát. Nhịp điệu ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc miêu tả bước đi của người đi trên bãi cát, đầy khó khăn, vất vả. Nhịp điệu ấy cũng thể hiện được tâm tư trĩu nặng suy tư của nhà thơ về con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi. Những lúc dừng lại suy nghĩ, câu thơ lại kéo dài ra, nhịp thơ cũng biến hóa phù hợp. Từng nhịp điệu của bài thơ chính là tâm trạng khi khó nhọc, khi day dứt, khi đau khổ bước trên con đường của mình.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Giá trị nội dung
Bài thơ là sự chán ghét đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lỗi thoát trên đường đời. Phê phán lối học thuật, sự bảo thủ trì trệ của triều Nguyễn.
Giá trị nghệ thuật
Bài thơ giàu hình ảnh tượng trưng (bãi cát, quán rượu, người đi đường, mặt trời). Âm điệu bi tráng (vừa buồn, vừa có sự phản kháng, âm thầm, quyết liệt đối với xã hội lúc bấy giờ).
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Bài tập SGK – 42
Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ bản thân con người Cao Bá Quát. Cao Bá Quát là một người tài năng, học rộng, biết nhiều. Ông muốn mang tài năng và sức lực của mình để đóng góp cho sự phát triền, phồn thịnh của nước nhà. Đó cũng là khao khát cống hiến của hầu hết những người trí thức đương thời trong xã hội. Suy nghĩ ấy xuất phát từ chí nam nhi của người quân tử và lòng yêu nước của người con dân tộc. Bản thân ông đã nhìn thấy sự xuống cấp của chế độ xã hội, sự cũ nát, lạc hậu của những kì thi đã không còn giá trị thực tế nữa nên ông muốn được thay đổi cuộc sống, thay đổi để tạo ra một xã hội mới, nơi mà người tài năng như ông được trọng dụng.
Nguyên nhân thứ hai, xuất phát từ thực trạng của xã hội phong kiến dưới triều Nguyễn. Đây là giai đoạn giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Vua ăn chơi trác táng, quan lại tham lam vơ vét của dân, xã hội loạn lạc, đồng tiền chi phối tất cả, mua quan bán tước, người nghèo lầm than...Chứng kiến cảnh ấy, người trí thức đầy khao khát thay đổi Cao Bá Quát, đã từng bị cuốn theo vòng danh lợi của những cuộc thi, quyết định từ bỏ triều đình thối nát, đứng lên chống lại cả triều đình, để thay đổi lối sống tiêu cực, tăm tối này.
Hy vọng Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 11 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ