ican
Soạn Văn 11
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám

Ican

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945:

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

a. Tiền đề:

- Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,... cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc.

- Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa Phương Tây (Pháp).

- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm, phong trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức Tây học thay thể lớp tri thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này.

b. Khái niệm hiện đại hóa: Là quá trình làm cho văn học Việt Nam thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học Phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

c. Quá trình hiện đại hóa

* Giai đoạn thứ nhất: (đầu thế kỉ XX - khoảng năm 1920)

- Giai đoạn chuẩn bị điều kiện vật chất cho văn học phát triển: Chữ quốc ngữ phát triển.

- Đội ngũ sáng tác: chí sĩ cách mạng, nho sĩ đã có sự tiến bộ về tư tưởng

- Hình thức cơ bản: vẫn là của văn học trung đại.

- Thể loại: văn xuôi, báo chí, dịch thuật.

=> Các tác phẩm văn học giai đoạn này còn mang dấu ấn của thời đại cũ nhưng đã có những nét mới (có cả Phương Đông lẫn Phương Tây).

* Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến năm 1930)

- Đội ngũ sáng tác: Tầng lớp trí thức Tây học.

- Thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ,... với đường lối tư tưởng cách tân theo phương Tây. Nổi bật nhất là Thơ (đề cao cái tôi cá nhân). Ngoài ra còn có các thể loại khác như bút kí, kịch, thơ.

- Hình thức: được đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung.

=> Đây là giai đoạn văn học có nhiều chuyển biến tích cực báo hiệu một cuộc cách mạng trong văn học, đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

* Giai đoạn thứ ba: (từ năm 1930 đến năm 1945)

 - Hoàn tất hóa trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

 - Là giai đoạn bùng nổ các trào lưu văn học

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

a. Bộ phận văn học công khai

Là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân. Phân hóa thành nhiều xu hướng: 

Xu hướng văn học lãng mạn:

+ Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ.

+ Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo

+ Thể loại: Thơ và văn xuôi trữ tình.

+ Tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Tự lực văn đoàn, Nguyễn Tuân,….

Xu hướng văn học hiện thực:

+ Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng điển hình.

+ Đề tài: Những vấn đề xã hội 

+ Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.

+ Tác giả, tác phẩm: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tú Mỡ,…

b. Bộ phận văn học không công khai:

 Là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật. Đây là bộ phận của văn học cách mạng và nó trở thành dòng chủ của văn học sau này.

Nội dung:

+ Đấu tranh chống thực dân và tay sai

+ Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do.

+ Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước.

Nghệ thuật:

+ Hình tượng trung tâm là người chiến sĩ

+ Chủ yếu là văn vần.

- Tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...

=> Hai bộ phận văn học trên có sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ.

c. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng:

* Biểu hiện:

- Phát triển về số lượng tác giả, tác phẩm.

- Sự hình thành, đổi mới các thể loại VH

- Độ kết tinh ở những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

 * Nguyên nhân:

- Sự thôi thúc của thời đại mới .

- Vận động tự thân của văn học.

- Sự trỗi dậy của “cái tôi”

- Sự đóng góp của trí thức mới

II. Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 :

1. Nội dung tư tưởng: kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học thời kì này một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.

a. Nội dung yêu nước:

Yêu nước gắn với yêu quê hương , trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước, yêu nước gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản.

b. Nội dung nhân đạo: Gắn với sự thức tĩnh cá nhân của người cầm bút:

- Tố cáo áp bức, bóc lột

- Khát vộng mãnh liệt của mỗi cá nhân

- Đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi con người.

2. Hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học:

a) Thể loại: các thể loại văn xuôi phát triển đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn.

- Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời, đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới.

- Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc.

- Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh.

- Bút kí, tùy bút, kịch, phê bình văn học phát triển

- Thơ: thoát khỏi quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại

* Bảng so sánh:

- Thơ ca: Là một trong những thành tựu văn học lớn nhất thời kì này.

b) Ngôn ngữ:

- Gần gũi, từng bước hiện đại.

- Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, quy phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại.

- Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú.

Đánh giá (422)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy