BÀI 5: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Định nghĩa xác suất
Định nghĩa:
Giả sử A là biến cố liên quan đến phép thử chỉ có một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện. Ta gọi tỉ số \[\frac{n\left( A \right)}{n\left( \Omega \right)}\] là xác suất của biến cố A, kí hiệu là \[P\left( A \right)\].
\[P\left( A \right)=\] \[\frac{n\left( A \right)}{n\left( \Omega \right)}\]
Chú ý: \[n\left( A \right)\] là số phần tử của biến cố \[A\]; còn \[n\left( \Omega \right)\] là số các kết quả có thể xảy ra của phép thử.
2. Tính chất của xác suất
Giả sử A và B là các biến cố liên quan đến một phép thử có một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện.
Khi đó, ta có định lý:
\[P\left( \varnothing \right)=0,P\left( \Omega \right)=1\]
\[0\le P\left( A \right)\le 1\],với mọi biến cố A.
3. Quy tắc cộng xác suất
Hai biến cố A và B được gọi là xung khắc nhau nếu chúng không đồng thời xảy ra trong một phép thử.
Quy tắc cộng xác suất:
- Nếu A và B xung khắc, thì \[P\left( A\cup B \right)=P\left( A \right)+P\left( B \right)\]
- Nếu các biến cố \[{{A}_{1}},{{A}_{2}},{{A}_{3}},\ldots ,{{A}_{k}}\] xung khắc nhau thì
\[P\left( {{A}_{1}}\cup {{A}_{2}}\cup \ldots \cup {{A}_{k}} \right)=P\left( {{A}_{1}} \right)+P\left( {{A}_{2}} \right)+\ldots +P\left( {{A}_{k}} \right)\]
Hệ quả:
Với mọi biến cố A, ta có: \[P\left( \overline{A} \right)=1P\left( A \right)\].
4. Quy tắc nhân xác suất
- Hai biến cố gọi là độc lập: nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không ảnh hưởng tới xác suất xảy ra biến cố kia.
- Quy tắc nhân xác suất: Nếu A và B là hai biến cố độc lập nhau thì \[P\left( A.B \right)=P\left( A \right).P\left( B \right)\]
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1. Sử dụng định nghĩa tính xác suất
Cách giải:
Quy về bài toán đếm:
Cách 1: Tính trực tiếp:
- Tính số phần tử của không gian mẫu \[\Omega \] là \[n\left( \Omega \right)\] tức là đếm số kết quả có thể của phép thử \[T\].
- Tính số phần tử của biến cố \[A\] rồi tính số phần tử của \[A\] là \[n\left( A \right)\], tức là đếm số kết quả thuận lợi cho \[A\].
- Khi đó, xác suất \[P\left( A \right)=\] \[\frac{n\left( A \right)}{n\left( \Omega \right)}\] .
Cách 2: Tính gián tiếp
Trong nhiều bài toán tính xác suất, việc tính số phần tử thuận lợi cho biến cố A trở nên khó khăn do có quá nhiều trường hợp, thì ta đi tìm số phần tử thuận lợi cho biến cố đối của biến cố A . Khi đó, \[P\left( A \right)=1P\left( \overline{A} \right)\].
Dạng 2. Sử dụng các quy tắc công, nhân xác suất
Cách giải:
- Tính xác suất của các biến cố \[{{A}_{1}},{{A}_{2}},{{A}_{3}},\ldots ,{{A}_{k}}\]
- Xác định mối quan hệ giữa các biến cố \[{{A}_{1}},{{A}_{2}},{{A}_{3}},\ldots ,{{A}_{k}}\] (độc lập, xung khắc,…)
- Từ đó, sử dụng quy tắc cộng hoặc nhân xác suất để tính toán
C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Bài 1. (SGK Đại số 11 trang 74)
a) \[\Omega =\left\{ \left( i;j \right)|1\le i,j\le 6 \right\}\] với i, j là số chấm xuất hiện trong lần gieo thứ nhất và thứ hai.
b) \[A=\left\{ \left( 4;6 \right);\left( 5;6 \right);\left( 6;6 \right);\left( 6;4 \right);\left( 6;5 \right);\left( 5;5 \right) \right\}\]
\[B=\left\{ \left( 1;5 \right);\left( 2;5 \right);\left( 3;5 \right);\left( 4;5 \right);\left( 5;5 \right);\left( 6;5 \right);\left( 5;6 \right);\left( 5;4 \right);\left( 5;3 \right);\left( 5;2 \right);\left( 5;1 \right) \right\}\]
c) \[P\left( A \right)=\frac{{{n}_{\left( A \right)}}}{{{n}_{\left( \Omega \right)}}}=\frac{6}{6.6}=\frac{1}{6}\] ; \[P\left( B \right)=\frac{{{n}_{\left( B \right)}}}{{{n}_{\left( \Omega \right)}}}=\frac{11}{6.6}=\frac{11}{36}\]
Bài 2. (SGK Đại số 11 trang 74)
a) \[\Omega =\left\{ \left( 1;2;3 \right);\left( 1;2;4 \right);\left( 2;3;4 \right);\left( 1;3;4 \right) \right\}\Rightarrow {{n}_{\left( \Omega \right)}}=4\]
b) \[A=\left\{ \left( 1;3;4 \right) \right\}\Rightarrow {{n}_{\left( A \right)}}=1\]
\[B=\left\{ \left( 1;2;3 \right);\left( 2;3;4 \right) \right\}\Rightarrow {{n}_{\left( B \right)}}=2\]
c) \[P\left( A \right)=\frac{1}{4};P\left( B \right)=\frac{1}{2}\]
Bài 3. (SGK Đại số 11 trang 74)
\[n\left( \Omega \right)=C_{8}^{2}=28\]
A : “ Hai chiếc giày chọn được tạo thành một đôi”
\[\Rightarrow n\left( A \right)=4\] \[\Rightarrow P\left( A \right)=\frac{1}{7}\]
Bài 4. (SGK Đại số 11 trang 74)
\[\Omega =\left\{ 1,2,3,4,5,6 \right\}\]
Ta có : \[\Delta ={{b}^{2}}-8\]
A : “ Con súc sắc xuất hiện mặt b chấm”
a) Phương trình có nghiệm \[\Leftrightarrow \Delta \ge 0\Leftrightarrow b\ge 2\sqrt{2};b\le -2\sqrt{2}\]
Mà \[b\in \left\{ 1,2,3,4,5,6 \right\}\] \[\Rightarrow b=\left\{ 3,4,5,6 \right\}\]
\[\Rightarrow A=\left\{ 3,4,5,6 \right\}\Rightarrow \] \[n\left( A \right)=4\Rightarrow \] \[P\left( A \right)=\frac{2}{3}\]
b) Phương trình vô nghiệm \[\Leftrightarrow \Delta <0\Leftrightarrow -2\sqrt{2}
Mà \[b\in \left\{ 1,2,3,4,5,6 \right\}\]
\[\Rightarrow b=\left\{ 1,2 \right\}\Rightarrow \] \[A=\left\{ 1,2 \right\}\Rightarrow \] \[n\left( A \right)=2\Rightarrow \] \[P\left( A \right)=\frac{1}{3}\]
c) Phương trình có nghiệm \[\Leftrightarrow b=\left\{ 3;4;5;6 \right\}\]
b | 3 | 4 | 5 | 6 |
\[{{x}^{2}}+bx+2=0\] | \[-1;-2\] (thỏa mãn) | \[-2\pm \sqrt{2}\] (Loại) | \[\frac{-5\pm \sqrt{17}}{2}\] (loại) | \[-3\pm \sqrt{7}\] (loại) |
\[\Rightarrow b=\left\{ 3 \right\}\Rightarrow A=\left\{ 3 \right\}\Rightarrow n\left( A \right)=1\Rightarrow P\left( A \right)=\frac{1}{6}\]
Bài 5. (SGK Đại số 11 trang 74)
\[\Omega \] : “ Chọn ngẫu nhiên 4 con trong 52 con bài”
\[\Rightarrow n\left( \Omega \right)=C_{52}^{4}\]
a) A : “ Cả 4 con đều là át”
\[\Rightarrow n\left( A \right)=1\Rightarrow \] \[P\left( A \right)=\frac{1}{C_{52}^{4}}=\frac{1}{270725}\]
b) B : “ Ít nhất được một con át”
\[\Rightarrow \overline{B}\] : “ Không được con át nào”
\[\Rightarrow n\left( \overline{B} \right)=C_{48}^{4}\Rightarrow P\left( B \right)=1-P\left( \overline{B} \right)=1-\frac{C_{48}^{4}}{C_{52}^{4}}\approx 0,72\] .
c) C : “ Rút được con át và 2 con K”
\[\Rightarrow n\left( C \right)=C_{4}^{2}.C_{4}^{2}\Rightarrow P\left( C \right)=\frac{C_{4}^{2}.C_{4}^{2}}{C_{52}^{4}}=\frac{36}{270725}\]
Bài 6. (SGK Đại số 11 trang 74)
\[n\left( \Omega \right)=4!=24\]
a) A : “ Nam, nữ ngồi đối diện nhau”
+) Vị trí thứ nhất : Có 4 cách chọn 1 bạn vào vị trí thứ nhất
+) Có 2 cách chọn 1 bạn vào vị trí đối diện vị trí thứ nhất.
+) Có \[2!=2\] cách chọn 2 bạn vào 2 vị trí còn lại.
\[\Rightarrow n\left( A \right)=4.2.2=16\]
\[\Rightarrow P\left( A \right)=\frac{16}{24}=\frac{2}{3}\]
b) \[\overline{A}\] : “ Nữ ngồi đối diện nhau”
\[\Rightarrow P\left( \overline{A} \right)=1-P\left( A \right)=\frac{1}{3}\]
Bài 7. (SGK Đại số 11 trang 75)
a) \[n\left( \Omega \right)=10.10=100\]
\[n\left( A \right)=6.10=60\]
\[n\left( B \right)=10.4=40\]
\[\Rightarrow P\left( A \right)=\frac{60}{100}=\frac{3}{5};P\left( B \right)=\frac{40}{100}=\frac{2}{5}\]
\[\Rightarrow P\left( A \right).P\left( B \right)=\frac{6}{25}\] (1)
A.B : “Lấy được ở hộp thứ nhất quả cầu màu trắng và hộp thứ hai quả cầu màu trắng”
\[\Rightarrow n\left( AB \right)=6.4=24\]
\[\Rightarrow P\left( AB \right)=\frac{24}{100}=\frac{6}{25}\] (2)
Từ (1) và (2) \[\Rightarrow A\] và B độc lập
b) C : “ Hai quả cầu lấy ra cùng màu”
\[\Rightarrow C=AB\cup \overline{A}\overline{B}\]
Ta có \[AB\cup \overline{A}\overline{B}=\varnothing \Rightarrow AB\] và \[\overline{A}\overline{B}\] là xung khắc.
\[\Rightarrow P\left( C \right)=P\left( AB \right)+P\left( \overline{A}\overline{B} \right)\]
Vì A, B độc lập nên \[\overline{A},\overline{B}\] độc lập
\[\Rightarrow P\left( C \right)=P\left( A \right).P\left( B \right)+P\left( \overline{A} \right).P\left( \overline{B} \right)\]
\[=\frac{6}{25}+\left( 1-P\left( A \right) \right)\left( 1-P\left( B \right) \right)\]
\[=\frac{6}{25}+\frac{2}{5}.\frac{3}{5}=\frac{12}{25}\]
c) \[\overline{C}\] : “ Hai quả cầu lấy ra khác màu” \[\Rightarrow P\left( \overline{C} \right)=1-P\left( C \right)=\frac{13}{25}\]
Giải bài tập sách giáo khoa xác suất của biến cố đại số 11, toán 11 lý thuyết trọng tâm giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh nhất.