VIẾT BÀI VĂN SỐ 5: VĂN THUYẾT MINH
I. DÀN Ý CHUNG
a. Mở bài
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
b. Thân bài
Làm rõ đối tượng thuyết minh (vị trí, đặc điểm, vai trò, cấu tạo, …).
c. Kết bài
Nêu suy nghĩ về đối tượng thuyết minh, tạo ấn tượng cho người đọc.
II. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn (khoảng trên dưới 2 trang giấy) để giới thiệu về một trong các đối tượng sau:
1. Đề 1. Một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương.
a. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu khái quát danh lam thắng cảnh.
b. Thân bài
- Vị trí, đặc điểm của danh lam thắng cảnh.
- Hình thức tham quan, du lịch.
- Truyền thuyết, sự tích hoặc những câu chuyện lịch sử, tương truyền có liên quan đến danh lam thắng cảnh.
- Mia tả về danh lam thắng cảnh.
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận của bản thân về danh lam thắng cảnh.
- Liên hệ nhận thức và hành động của bản thân để gìn giữ và phát triển danh lam thắng cảnh.
2. Đề 2. Một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) hằng yêu thích.
a. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) hằng yêu thích.
b. Thân bài
- Vị trí của loại hình này trong văn hóa dân gian.
- Đặc điểm đặc biệt, nổi bật nhất của nó.
- Giới thiệu cụ thể về loại hình:
+ Đặc điểm vùng miền.
+ Hình thức diễn xướng.
+ Đặc điểm nội dung, lời của loại hình.
- Ý nghĩa của loại hình trong đời sống văn hóa dân tộc.
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận của em về loại hình.
- Liên hệ nhận thức của bản thân.
3. Đề 3. Một ngành thủ công, mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương.
a. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về ngành thủ công, mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương.
b. Thân bài
- Giới thiệu chung về về ngành thủ công, mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương.
+ Nguồn gốc hình thành.
+ Miêu tả hoạt động sản xuất.
+ So với trước đây, ngành thủ công, mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương đã thay đổi như thế nào?
+ Vai trò của ngành thủ công, mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) đối với địa phương, đất nước.
- Đối với loại đặc sản, văn hóa ẩm thực:
+ Quá trình tạo nên sản phẩm.
+ Bí quyết tạo ra sản phẩm.
+ Cách thưởng thức sản phẩm để trở thành nét văn hóa.
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận của bản thân.
- Liên hệ nhận thức và hành động của bản thân để gìn giữ, phát huy.
4. Đề 4. Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.
a. Mở bài
Giới thiệu chung về lễ hội.
b. Thân bài
Giới thiệu cụ thể về đối tượng:
- Lễ hội ở đâu? Nguồn gốc hình thành lễ hội.
- Các nghi thức diễn ra trong lễ hội.
- Nét đặc trưng của lễ hội.
- So với trước đây, lễ hội có thay đổi gì?
- Lễ hội trong sự cảm nhận của khách du lịch trong và ngoài nước.
- Ý nghĩa, vai trò của lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng.
c. Kết bài
- Cảm nhận về lễ hội.
- Liên hệ thực tế đến nhận thức và hành động của bản thân về lễ hội.
Gợi ý Văn 10 Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh -lớp 10 do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ