VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2: VĂN TỰ SỰ
I. DÀN Ý CHUNG
- Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…) của câu chuyện.
- Thân bài: Kể những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện, trình tự logic.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa)
II. MỘT SỐ ĐỀ GỢI Ý
Đề 1: Kể lại một truyện cổ tích hoặc một chuyện ngắn mà anh chị yêu thích.
(Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám)
a. Mở bài
Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám.
Ví dụ:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại vừa sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp lành
Người ngay thì gặp người tiên độ trì.
Chắc hẳn khi đọc những dòng thơ trên, chúng ta đều nghĩ về những câu truyện cổ tích của tuổi thơ được nghe bà, nghe mẹ kể. Chúng ta tự hào vì một kho tàng truyện dân gia phong phú, trong đó có kho tàng truyện cổ tích. Có lẽ, truyện cổ tích ấn tượng với mỗi người dân Việt Nam là truyện cổ tích Tấm Cám. Không chỉ là câu truyện cổ gắn với các em nhỏ, truyện cổ tích Tấm Cám còn chứa đựng ước mơ của ông cha ta về sự công bằng trong xã hội.
b. Thân bài: Kể chi tiết câu truyện.
- Hoàn cảnh của Tấm:
+ Mẹ Tấm mất sớm sớm, cha Tấm lậy vợ hai.
+ Sau khi cha mất, Tấm ở với dì ghẻ và con của dì ghẻ là Cám.
+ Dì ghẻ bắt Tấm làm việc vất vả và cực nhọc, Tấm làm gì cũng không vừa lòng với mẹ con Cám.
à Mâu thuẫn trong gia đình xuất hiện.
- Cuộc thi bắt cá lấy yếm đỏ:
+ Dì ghẻ cho hai chị em mỗi người một cái giỏ, bảo hai chị em ra đồng bắt cá tép. Ai bắt được nhiều hơn sẽ được dì tặng cái yếm đỏ.
+ Hai chị em ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được nhiều hơn, Cám chỉ chơi bời nên không bắt được con nào.
+ Cám lừa Tấm trút hết giỏ của Tấm, chỉ còn có một con cá bống. Tấm khóc lóc, Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm.
+ Cám dành được yếm đỏ.
- Về nhà:
+ Tấm nuôi cá bống theo lời Bụt dặn dò.
+ Mẹ con Cám rình, bắt cá bống giết thịt.
+ Tấm không thấy cá bống, khóc lóc, Bụt lại hiện lên giúp đỡ Tấm.
- Đến ngày trẩy hội:
+ Di ghẻ không cho Tấm đi: trộn thóc và gạo lẫn nhau bảo Tấm nhặt xong mới được tham gia lễ hội của nhà vua.
+ Tấm khóc lóc, Bụt sai chim sẻ đến giúp Tấm, Bụt đến ban cho Tấm quần áo đẹp và ngựa để tham dự lễ hội.
+ Tấm làm rơi chiếc hài nhỏ dọc đường khiến cho voi của nhà vua không thể qua sông. Vua sai quân lính vớt lên.
+ Vua có lệnh ai là phụ nữ đi vừa chiếc hài xinh, vua sẽ cưới làm vợ.
+ Tấm đi vừa hài và trở thành hoàng hậu.
à Diễn biến của mâu thuẫn càng ngày càng gay gắt.
- Khi trở thành hoàng hậu và những lần hóa thân của Tấm:
+ Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ cha, trèo cau bị gì ghẻ chặt gốc cây à Tấm ngã chết. Cám được dì ghẻ đưa vào cung để thay thế cho Tấm.
+ Tấm chết hóa thành chim vàng anh bay vào cung vua, quấn quýt bên vua. Cám thấy vậy, giết chim làm thịt, lông chim đổ ra vườn.
+ Lông chim vàng anh mọc lên hai cây xoan đào, vua lấy võng mắc và thường xuyên ra ngồi bỏ bê Cám. Cám nghe lời mẹ chặt cây xoan đào làm khung cửi.
+ Khi Cám dệt vải,khung cửi chửi Cám, nghe lời mẹ Cám đốt khung cửi bỏ tro thật xa cung vua.
+ Đống tro mọc lên một cây thị, chỉ có một quả duy nhất. Bà hàng nước thấy thị thơm và gọi thị rụng bì bà. Bà để thị ở nhà, khi đi làm về thấy lạ, thấy cô gái hiện ra từ trong quả thị, bà xé vỏ thị, ôm chầm lấy cô gái. Từ đó Tấm sống với bà cụ. Vua đi qua hàng nước, ngồi nghỉ chân, thấy miếng trầu Tấm têm liền hỏi bà cụ về người têm trầu. Vua gặp lại Tấm và đưa Tấm vào cung.
à Qua nhiều lần hóa thân của Tấm, Tấm đã nhận thức được về cái ác và đấu tranh chống lại cái ác.
- Khi quay trở lại cung vua:
+ Cám thấy vậy hỏi Tấm, Tấm bày cách để Cám xinh đẹp à Tấm trừng trị Cám và dì ghẻ.
à Sự trừng trị thể hiện ước mơ về sự công bằng, cái tốt sẽ chiến thắng cái ác của nhân dân lao động.
c. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của bản thân về truyện cổ tích Tấm Cám.
- Mở rộng nhiều suy nghĩ, đánh giá về truyện cổ tích Tấm Cám.
Đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi – mông, kể lại truyện Bố của Xi – mông.
a. Mở bài
- Giới thiệu bản thân mình.
b. Thân bài
- Những ngày đầu tiên đi học:
+ Bản thân cảm thấy hứng khởi như thế nào khi nghĩ mình sẽ đến trường cùng với các bạn?
+ Đến trường bị bạn bè trêu như thế nào?
+ Cảm giác của bản thân sợ hãi, muốn lấn tranh bởi những lời trêu chọc của các bạn.
- Xi – mông đến bờ sống, với ý định tử tự của mình:
+ Suy nghĩ của bản thân lúc đó ra sao.
+ Khung cảnh xung quanh như thế nào khiến cho bản thân thay đổi ý định?
- Bản thân đnag tuyệt vọng thì có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai, đó là bác Phi – líp - một bác thợ rèn trong khu.
+ Tôi tâm sự với bác Phi – líp những điều gì? Bản thân cảm thấy thế nào khi tâm sự với bác?
+ Bác đưa tôi về nhà và nói chuyện với mẹ tôi.
- Tôi vô cùng vui mừng và sung sướng khi bác Phi – líp nhận lời làm bố của tôi.
- Tôi muốn khoe với các bạn rằng mình đã có bố.
c. Kết bài
- Cảm nghĩ của bản thân mình.
- Liên hệ với bản thân và những bạn khác chưa đầy đủ tình yêu thương của bố mẹ.
Đề 3: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng kể lại câu chuyện đó.
a. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh.
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm lỡ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”
Đọc đến câu thơ ấy, chúng ta đều nhớ chuyện về nàng Mị Châu và truyền thuyết An Dương Vương – Mị Châu và Trọng Thủy. Nghe cô giáo đọc đến câu thơ ấy, tôi như đắm chìm vào câu chuyện, mở hồ nhìn thấy trước mắt mình là cảnh Trọng Thủy đang tắm bên giếng Loa Thành, nhìn bóng mình dưới nước hóa Mị Châu. Trọng Thủy nhảy xuống giếng Loa Thành mong được gặp nàng Mị Châu.
b. Thân bài
- Sau khi bị đuối nước tại giếng Loa Thành, hồn của Trọng Thủy lang thang tìm kiếm bóng dáng Mị Châu nhưng tất cả chỉ là ảo tưởng.
- Trọng Thủy được chú Trai Ngọc trong giếng Loa Thành mách bảo đường đi tìm kiếm Mị Châu ở biển khơi.
- Hồn của Trọng Thủy phải trải qua rất nhiều khó khăn và quãng đường xa xôi để tìm đến Mị Châu.
- Đến bờ biển, một trần bão cuồng phong ngăn chặn bước đường xuống biển để tìm Mị Châu của Trọng Thủy. Các loài sinh vật biển biết về chuyện Mị Châu chịu oan ức nên rất ghen ghét Trọng Thủy.
- Trọng Thủy phải chứng minh tình cảm dành cho Mị Châu để được các loài sinh vật đồng tình chỉ đường gặp Mị Châu.
- Sau khi trải qua thử thách, cuối cùng Trọng Thủy cũng đã gặp được Mị Châu. Lúc này Mị Châu vì nỗi oan ức không muốn gặp Trọng Thủy. Trọng Thủy tâm sự lòng mình với nàng. Mị Châu nghe Trọng Thủy nói thấy xót xa.
- Mị Châu ra điều kiện cho Trọng Thủy dàn hòa hai nước, hai nước chung sống hòa bình với nhau để đời sống nhân dân hạnh phúc sẽ quay trở về.
- Trọng Thủy đầu thai trở lại dàn hòa hai nước, thực hiện mối quan hệ hòa hảo giữa hai vua cha, sau đó xuống thủy cung đón Mị Châu trở về.
c. Kết bài
- Giật mình vì tiếng trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi.
- Tôi băn khoăn suy nghĩ về việc làm của Trọng Thủy như vậy đã hài hòa được các mối quan hệ hay chưa? (Nêu suy nghĩ của bản thân).
Đề 4. Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
a. Mở bài
Giới thiệu về kỉ niệm.
b. Thân bài
- Hoàn cảnh dẫn đến kỉ niệm.
- Các chi tiết xảy ra, địa điểm ở đâu.
- Kết thúc như thế nào?
- Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?
c. Kết bài
- Suy nghĩ của em khi nhớ lại kỉ niệm đó.
Trên đây là gợi ý soạn bài Tập làm văn số 2 lớp 10 chi tiết do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.