ican
Soạn Văn 10
Truyện Kiều (tiếp theo - Nỗi thương Mình)

Soạn bài Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều)

Văn 10 Soạn bài Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều): Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

NỖI THƯƠNG MÌNH

(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)

- Nguyễn Du -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 108)

Đoạn trích Nỗi thương mình có thể được chia thành 3 phần nhỏ :

- Phần 1: 4 câu thơ đâu

Nội dung : Tình cảnh trớ trêu của Kiều.

- Phần 2: 8 câu thơ tiếp theo

Nội dung : Nỗi niềm và tâm trạng của Kiều trước cảnh sống ấy – đời kĩ nữ.

- Phần 3: còn lại

Nội dung : Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 108)

- Bút pháp ước lệ trong đoạn trích được thể hiện qua các hình ảnh như : bướm lả ong lơi, cuộc say, trận cười,… đã diễn tả được ý đồ nghệ thuật của tác giả một cách ý nhị và chân thực. Việc miêu tả cảnh chốn lầu xanh không hề thô tục.

- Sử dụng hàng loạt các điển tích như : Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần.

à Hình tượng nhân vật Thúy Kiều hiện lên vẫn giữ được vẻ cao đẹp, chân dùng nàng Kiều bừng sáng giữa chốn lầu xanh.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 108)

Các hình ảnh đối xứng trong đoạn trích : bướm lả - ong lơi, lá gió – cành chim, dày gió – dạn sương, bướm chán – ong chường , mưa Sở - mây Tần, gió tựa – hoa kề.

à Các hình ảnh đối xứng làm nổi bật thân phân bẽ bàng của người kĩ nữ, sự xót xa đau đơn của Thúy Kiều.

- Tiểu đối trong một câu thơ : khi tỉnh rượu – lúc tàn canh, nửa rèm tuyết ngậm – bốn bề trăng thâu.

à Nhấn mạnh sự liên tiếp, kéo dài của không gian, thời gian.

- Đối xứng giữa hai câu thơ lục bát tạo ra sự đa chiều về nỗi niềm thương xót của số phận nàng Kiều.

+ Đối lập giữa hiện tại – quá khứ : Khi sao phong gấm rủ là – Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

+ Kiều phải tiếp khách làng chơi, xót xa tủi nhục.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 108)

Điểm mới mẻ trong đoạn trích :

- Thúy Kiều đã tự ý thức được về bản thân của mình, trong văn học trung đại ý thức về cái ta chung nhiều hơn là ý thức cá nhân với cái tôi.

- Thúy Kiều thức tỉnh về quyền sống của mình Giật mình mình lại thương mình xót xa. Con người tuy chưa bứt phá ra khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá của cá nhân mình.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 108)

Qua việc miêu tả Thúy Kiều ở tâm trạng, thái độ, ý thức của nàng, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nàng, nhân cách nổi bật giữa chốn lâu xanh ố đục.

Kim Trọng đã nói với Kiều về chữ trinh của nàng. Vì chữ hiếu, nàng phải hi sinh cả trự trong trắng, mười lăm năm lưu lạc phiêu bạt trải qua biết bao sóng gió nhưng tác giả vẫn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tình cảnh trớ trêu của Kiều

- Nghệ thuật: ước lệ, đối xứng : Bướm - ong, cuộc say – trận cười.

- Dùng điển cố, điển tích : Tống Ngọc, Trường Khanh à cuộc sống ở lầu xanh với những trận cười, cuộc say, khách làng chơi ra vào dập dìu, nhộn nhịp à ra thường xuyên à cảnh sống xô bồ.

à Kiều là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn mà phải đem thân làm kĩ nữ. Sự cảm thông và trân trọng của Nguyễn Du đối với Thúy Kiều.

2. Nỗi niềm và tâm trạng của Kiều trước cảnh sống ấy – đời kĩ nữ

- “Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh

Giật mình / mình lại thương mình / xót xa”.

+ Nhịp chậm, âm điệu buồn, nặng nề à sự thay đổi đột ngột bất thường à ý thức về nhân phẩm.

+ Tỉnh dậy khi đêm đã tàn canh, giật mình đối diện với chính mình. “Giật mình”: vừa là sự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phận.

+ Điệp từ : “mình” gợi lên sự cô đơn trước thời gian qua âm điệu nặng nề chua xót.

à Phẩm chất cao quý của Kiều.

-… “Khi sao…

Giờ sao…

Mặt sao…bấy thân!”

+ Sử dụng câu hỏi tu từ, điệp từ, đối xứng.

+ Sự đối lập giữa hiện tại tủi nhục và quá khứ tươi đẹp à sự tiếc thương thân mình bị vùi đập và nỗi đau về sự thay đổi thân phận.

- “Mặc người ... là gì ?”

+ Sử dụng điển tích “mưa Sở mây Tần”

+ Cuộc sống đời kĩ nữ chỉ thấy nhục chứ không thấy hạnh phúc.

à Ý thức về phẩm chất, Kiều cảm thấy cô đơn và thương cho thân phận của mình khi phải làm gái lầu xanh.

3. Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều

- Cảnh vật đối với Kiều là giả tạo :

+ Ước lệ gợi tả thiên nhiên, thời gian trôi dần, hết đêm lại đêm, Kiều hờ hững với khách làng chơi trong nỗi cô đơn, không ai chia sẽ.

“Đòi phen ... hoa kề

Nử rèm ... trăng thâu”.

+ Khái quát một quy luật của tâm lí, tả cảnh ngụ tình - ngoại cảnh là tâm cảnh của Kiều.

“Cảnh nào ... đeo sầu

Người buồn ... bao giờ”.

à Nàng thơ thẩn với tất cả cảnh vật xung quanh.

- “Đòi phen ... với ai”.

+ Câu hỏi tu từ.

+ Điệp từ.

à Thú vui cầm, kì, thi, họa với Kiều là vui gượng, cố tỏ ra vui mà không tìm được tri âm

à Làm nổi bật sự cô đơn ở Kiều.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (241)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy