ican
Soạn Văn 10
Truyện Kiều (tiếp theo - Chí khí anh hùng)

Soạn bài Chí khí anh hùng (Truyện Kiều)

Văn 10 Soạn bài Chí khí anh hùng (Truyện Kiều): Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Chí khí anh hùng (Truyện Kiều) giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CHÍ KHÍ ANH HÙNG

(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)

- Nguyễn Du -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 114)

- “Lòng bốn phương”: Cụm từ ước lệ. Chí nguyện lập công danh, sự nghiệp lớn (mưu đồ bá vương), chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ. Đo slaf lý tưởng anh hùng thời trung đại

- “Mặt phi thường”: khát vọng công danh lớn lao, sự tự tin, kiêu hãnh, chứng tỏ khả năng, ý chí phi phàm của mình.

- Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 114)

Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều trong cảnh tiễn biệt:

- Từ Hải chối từ mong muốn của Thúy Kiều. đó là phản ứng tất yếu của người anh hùng chân chính.

Lời từ chối đặc biệt:

+ Tâm phúc tương tri: Coi Kiều là tri kỉ

+ Câu hỏi “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

" Khẳng định chàng là bậc nam nhi sự nghiệp và tình cảm rạch ròi.

- Lời hứa:

+ Mười vạn tinh binh, bóng cờ rợp đường; tiếng chiêng dậy đất ...

+ Mặt phi thường:

Thể hiện khát vọng công danh lớn lao, sự tự tin, kiêu hãnh, chứng tỏ khả năng, ý chí phi phàm của mình.

+ Một năm sau: Thời gian cụ thể

Xác định rõ mục tiêu và thời gian phấn đấu, Từ Hải đã vẽ ra con đường đi cụ thể cho mình. Do vậy, những gì chàng nói đều chắc như đinh đóng cột.

→ Từ Hải là người có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm, có cách phấn đấu cụ thể chứ không chung chung.

Với chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao và niềm tin chắc chắn như vậy, Từ Hải đem đến cho cuộc đời Kiều không phải cái rung động chớm hé của buổi yêu đầu, không phải cuộc sống bình thường mà thức dậy ở Kiều những điều người khác không có được: đó là khát vọng về công bằng, chính nghĩa.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 114)

Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ qua những từ ngữ như “thanh gươm yên ngựa” : một mình một ngựa; “thẳng rong”: đi liền một mạch. Hành động đầy sự dứt khoát và nhanh nhẹn. “Trượng phu”: người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.

Tác giả sử dụng những hình ảnh mang tính ước lệ như “lòng bốn phương” , “mặt phi thường”, “cánh chim bằng” ...tập trung miêu tả Từ Hải với một vẻ đẹp lí tưởng. Điều đó thể hiện cái nhìn trân trọng, tự hào của Nguyễn Du đối với Từ Hải.

Chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ là lý tưởng của người anh hùng thời trung đại. Kẻ làm trai phải lập công danh, chí hướng để ở bốn phương, quyết mưu sự nghiệp phi thường chứ không khuôn cuộc đời, chí hướng của mình trong khuôn khổ gia đình tù túng.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. 4 câu thơ đầu

- Nửa năm: khoảng thời gian Thúy Kiều và Từ Hải chung sống.

- Hương lửa: hình ảnh ước lệ " tình yêu.

Hương lửa đang nồng " tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều- Từ Hải.

- Trượng phu (đại trượng phu): người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.

- Lòng bốn phương " cụm từ ước lệ.

→ Chí nguyện lập công danh, sự nghiệp lớn (mưu đồ bá vương), chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ.

→ là lí tưởng anh hùng thời trung đại.

- Thoắt (tính từ): dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết, chỉ sự nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ.

→ Cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải.

-“Động lòng bốn phương” " chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng của người anh hùng thời trung đại. Kẻ làm trai phải lập công danh, chí hướng để ở bốn phương, quyết mưu sự nghiệp phi thường chứ ko khuôn cuộc đời, chí hướng của mình trong khuôn khổ gia đình tù túng.

=> Bối cảnh dẫn đến cuộc chia ly giữa Từ Hải và Thúy Kiều: người anh hùng gặp người đẹp tri kỷ, đang say đắm trong hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, dứt áo ra đi theo tiếng gọi của ý chí.

- Tư thế:

+ Trông vời... mênh mông: hành động nhìn ra xa, đồng thời khắc họa dáng vẻ phóng khoáng của Từ Hải

→ Từ Hải song song, sánh ngang với hình ảnh trời đất tư thế oai phong, hào hùng

+ Thanh gươm yên ngựa: 1 mình, 1 gươm, 1 ngựa.

+ Thẳng rong: đi liền một mạch.

→ Hành động đầy sự dứt khoát, nhanh nhẹn.

→ Ngợi ca người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ.

=> 4 câu đầu miêu tả:

+ Bối cảnh chia li giữa Thúy Kiều và Từ Hải.

+ Giới thiệu chí khí anh hùng của Từ Hải:

+ Tư thế oai phong, hào hùng của 1 con người mang tầm vóc vũ trụ.

2. 12 câu thơ tiếp theo

- Thúy Kiều muốn đi theo Từ Hải. Vì:

+ Theo quy định của lễ giáo phong kiến: phận gái thì phải theo chồng.

+ Do tâm lí của nàng lúc này.

+ Có thể nàng muốn ra đi để cùng chia sẻ, tiếp sức và cùng gánh vác khó khăn cùng Từ Hải.

Đó là mong muốn chính đáng, hợp lí, thuận tình.

- Từ Hải chối từ mong muốn của Thúy Kiều. đó là phản ứng tất yếu của người anh hùng chân chính.

Lời từ chối đặc biệt:

+ Tâm phúc tương tri: Coi Kiều là tri kỉ

+ Câu hỏi “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

→ Khẳng định chàng là bậc nam nhi sự nghiệp và tình cảm rạch ròi.

- Lời hứa:

+ Mười vạn tinh binh, bóng cờ rợp đường; tiếng chiêng dậy đất ...

+ Mặt phi thường:

→ Khát vọng công danh lớn lao, sự tự tin, kiêu hãnh, chứng tỏ khả năng, ý chí phi phàm của mình.

+ Một năm sau: Thời gian cụ thể

→ Xác định rõ mục tiêu và thời gian phấn đấu, Từ Hải đã vẽ ra con đường đi cụ thể cho mình. Do vậy, những gì chàng nói đều chắc như đinh đóng cột.

=> Từ Hải là người có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm, có cách phấn đấu cụ thể chứ không chung chung.

Với chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao và niềm tin chắc chắn như vậy, Từ Hải đem đến cho cuộc đời Kiều không phải cái rung động chớm hé của buổi yêu đầu, không phải cuộc sống bình thường mà thức dậy ở Kiều những điều người khác không có được: đó là khát vọng về công bằng, chính nghĩa.

→ Tính chất lý tưởng hóa.

Cái nhìn trân trọng, tự hào của Nguyễn Du.

3. 2 câu thơ cuối

- Thái độ, cử chỉ: kiên quyết, dứt khoát, ko chần chừ, do dự, ko để tình cảm yếu đuối lung lạc, cản bước.

- Hình ảnh chim bằng- hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ.

→ Cảm hứng: ngợi ca, khẳng định, lí tưởng hóa.

→ Ước mơ công lí của Nguyễn Du.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Chí khí anh hùng (Truyện Kiều) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (226)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy