TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết)
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 42)
a. An Dương Vương xây thành rất khó khăn, gian khổ đắp đến đâu lở tới đó. Nhưng nhà vua không nản chí đã lập đàn trai giới cầu đảo bách thần. Không phụ tấm lòng thành của nhà vua rùa vàng đã hiện lên giúp An Dương Vương xây dựng thành công Loa Thành.
- An Dương Vương có tầm nhìn xa trông rộng, khống chỉ xây thành nhà vua còn nghĩ đến việc chế tạo vũ khí đánh giặc ngoại xâm . Thần Kim Quy đã tháo vuốt giúp nhà vua chế tạo nỏ thần linh diệu.
- An Dương Vương được thần Kim Quy giúp đỡ vì nhà vua đã kiên trì xây thành, không sợ khó khăn, có ý thức đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt vũ khí trước khi giặc đến. Tác giả dân gian đã thể hiện lòng ngưỡng mộ và ngợi ca công lao to lớn của An Dương Vương.
b. Sau thành công An Dương Vương đã chủ quan lơ là mất cảnh giác:
+ Quyết định nhận lời cầu hoà, An Dương Vương không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ địch, đó chỉ là kế hoãn binh để củng cố quân sự thực hiện mưu đồ mới.
+ Nhận lời cầu hôn và cho Trọng Thuỷ ở trong Loa Thành ba năm, khác nào nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
- An Dương Vương chủ quan khinh địch:
+ Sau chiến thắng không rèn luyện binh đao, bố phòng quân sự mà chỉ lo an hưởng tuổi già…
+ Dựa vào sức mạnh của nỏ thần mà chủ quan khinh địch (giặc đến chân thành…)
à An Dương Vương đã đánh mất mình, không còn là vị vua anh minh, mất cảnh giác cao độ với kẻ thù…
- An Dương Vương đã lơ là trong việc giáo dục con về ý thức trách nhiệm công dân với đất nước.
c. Chi tiết thần linh giúp đỡ nhằm mục đích:
+ Lí tưởng hoá việc xây thành.
+ Tổ tiên ông cha đời trước luôn luôn ngầm giúp đỡ cho con cháu đời sau.Con cháu đời sau nhờ sau nhờ cha ông mà thêm hiển hách. Cha ông nhờ con cháu càng rạng danh. Đây chính là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vua An Dương Vương đã làm rạng danh ông cha nên được thần linh giúp đỡ.
- Câu nói của thần Kim Quy : “Vận nước…” một mặt thể hiện thuyết thiên mệnh của nhà nho, mặt khác cũng đề cao vai trò của con người (mưu sự tại thiên, hành sự tại nhân). Đây cũng là lời răn dạy đối với các bậc đế vương muôn đời.
- Khi bị kẻ thù truy đuổi An Dương Vương cùng con gái lên ngữa chạy ra biển, nhà vua cầu cứu Rùa vàng , Rùa vàng hiện lên kết tội Mị Châu là giặc. An Dương Vương rút gươm chếm chết Mị Châu, cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa vàng xuống biển.
à An Dương Vương đã đứng trên quyền lợi của dân tộc, thẳng tay trừng trị kẻ có tội dù là con gái yêu của mình. Đây là sự lựa chọn giữa tình nhà và nghĩa nước.
àAn Dương Vương mặc dù có công lớn xây dựng đất nước nhưng lại để đất nước rơi vào tay giặc. Nhưng với nhân dân An Dương Vương vẫn là một vị vua anh minh, sáng suốt, có công lớn với dân tộc. Chính vì vậy nhân dân đã xây dựng lên chi tiết hoá thân kì ảo của An Dương Vương.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 43)
- Mị Châu là một cô công chúa ngây thơ,cả tin, vô tình trao bí mật quốc gia vào tay giặc mà không biết.
- Là một công chúa Mị Châu đã sơ ý để cho mọi bí mật quốc gia rơi vào tay kẻ thù. Nàng bị kết tội là giặc là một bản án đanh thép và xứng đáng.
- Thái độ của nhân dân: Vừa nghiêm khắc nhưng cũng thấu tình đạt lí:
+ Nàng đã mắc tội trực tiếp dẫn đến việc nước mất nên nàng phải trả giá một cách bi đát: bị chính cha mình giết.
+ Nhưng đồng thời nhân dân cũng thể hiện thái độ cảm thông với nàng
Như vậy, Mị Châu là một cô gái vừa đàng thương vừa đáng trách.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 43)
Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nang hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ cảm thông với Mị Châu.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 43)
Chi tiết ngọc trai – Giếng nước chỉ là sự chiêu tuyết, bao dung của nhân dân dành cho Mị Châu, chứng thực tấm lòng trong sáng của nàng. Đây không phải là chi tiết ca ngợi tình yêu chung thuỷ. Nó chỉ hoá giải hận thù, nói lên truyền thống ứng xử bao dung của dân tộc ta.
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 43)
Cốt lõi lịch sử trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy:
- An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
- Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược.
Sự thần kì hóa các cốt lõi lịch sử:
- Thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành, chế nỏ.
- Vua An Dương theo thần Kim Quy xuống biển.
- Mị Chấu chết máu tria sò ăn vào hóa ngọc trai – thân xác hóa thành ngọc thạch.
- Chi tiết ngọc trai – giếng nước.
Tác dụng của việc kết hợp giữa các yếu tố lịch sử với các yếu tố kì ảo đã tạo ra những câu chuyện lịch sử dưới nhiều góc nhìn nhận khác nhau, tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
- Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư câu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cỗi lõi lịch sử với phần tưởng tượng dân gian.
1.Yếu tố lịch sử và kì ảo
- Yếu tố lịch sử: An Dương Vương xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà sau lại thua trận và đã tự sát.
- Yếu tố kì ảo: Sứ Thanh giang giúp vua xây thành, móng rùa chế nỏ thần, cái chết của An Dương Vương, sự hoá thân của Mị Châu.
2. Bài học lịch sử
- Tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu đen tối của kẻ thù.
- Trách nhiệm lãnh đạo của người đứng đầu quốc gia: ý thức cảnh giác, tầm nhìn xa trông rộng, quyết sách đúng đắn, nhất là với vận mệnh của đất nước.
- Bài học về mối quan hệ riêng – chung.
3. Đặc sắc nghệ thuật
- Cốt truyện lịch sử được truyền thuyết hoá nên li kì, hấp dẫn.
- Kết hợp hài hoà giữa các yếu tố hùng và bi, xây dựng hình ảnh giàu chất tư tưởng
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 43)
- Trọng Thủy là một nhân vật khá phức tạp, vừa là kẻ xâm lược, vừa là nạn nhân của chiến tranh
- Lúc đầu Trọng Thủy đơn thuần chỉ là một tên gián điệp theo lệnh cha, sang làm rể cho Âu Lạc, thực hiện âm mưu lấy cắp bí mật quốc gia. Nhưng trong thời gian ở rể Trọng Thủy đã có cảm tình thật sự với Mị Châu.
- Trọng Thủy vẫn hoàn thành nhiệm vụ với vua cha. Nhưng sau đó y đã ôm xác MC khóc và tự tử ở giếng. Cái chết của Trọng Thủy cho ta thấy sự bế tắc, sự ân hận muộn màng của y. Trọng Thủy chẳng qua cũng chỉ là một nạn nhân của chiến tranh. Bi kịch của Trọng Thủy là bi kịch của nạn nhân của âm mưu chính trị mâu thuẫn và bế tắc trong và sau cuộc chiến tranh xâm lược. Và cũng giống như Mị Châu, y có phần đáng thương.
- Chi tiết ngọc trai –Giếng nước chỉ là sự chiêu tuyết, bao dung của nhân dân dành cho Mị Châu, chứng thực tấm lòng trong sáng của nàng. Đây không phải là chi tiết ca ngợi tình yêu chung thuỷ. Nó chỉ hoá giải hận thù, nói lên truyền thống ứng xử bao dung của dân tộc ta.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 43)
An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con bên cạnh nhau. Cách xử lí như vậy rất phù hợp với đạo lí của dân tộc ta. Nó thể hiện sự bao dung đối với những đứa con trót có thời lầm lỡ, gây tai họa cho nhân dân nhưng cuối cùng đã hối hận và chịu hình phạt thích đáng. Đó cũng là đức tính nhân hậu của nhân dân ta.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 43)
Ví dụ: Bài thơ Tâm sự của Tố Hữu
(Trả lời một bạn văn nước ngoài)
- Bạn hỏi vì sao đất nước này
Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say
Tóc tang lòng vẫn không cay đắng
Gánh nặng đường xa chẳng chuyển lay?
Có lẽ nghìn năm đã dạn dày
Anh hùng xưa để giống hôm nay
Khổ đau nhiều mới yêu thương lắm
Quen vượt trùng dương lái vững tay.
- Thù bạn đời nay có khác xưa,
Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa?
Chợ trời thật giả đâu chân lý?
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa?
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...
Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
“Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
Rắn, mình em chịu, có sao đâu!”
Chân lý, mặt trời soi sáng mãi
Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
Lương tâm đều vẫn trong như ngọc
Tình nghĩa anh em lại một nhà.
(2-1967)
- Bài thơ: An Dương Vương
Phiên âm
Âu Lạc cơ đồ thuộc Triệu vương,
Khả liên uổng sát Mỵ Châu nương.
Linh quang hà nhật cơ tiên khứ,
Vương tử đương niên cục vị tàn.
Dịch nghĩa
Cơ đồ nước Âu Lạc đã thuộc về họ Triệu
Đáng thương lại giết uổng nàng Mỵ Châu
Nếu lẫy nỏ thiêng đem giấu trước đi
Thì cơ ngơi nhà vua chưa đến nỗi tan nát
Hy vọng Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 10 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ