ican
Soạn Văn 10
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Văn 10 Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo): Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (TIẾP THEO)

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tính cụ thể

- Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể:

+ Có địa điểm và thời gian cụ thể (buổi trưa, khu tập thể).

+ Có người nói cụ thể (các nhân vật)

+ Có người nghe cụ thể (các nhân vật trong cuộc thoại).

+ Có đích lời nói cụ thể (Lan, Hùng gọi Hương đi học, mẹ Hương khuyên Lan, Hùng…)

+ Có cách diễn đạt cụ thể qua việ dùng từ ngữ phù hợp với đối thoại.

à Dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, con người, cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.

- Trong giao tiếp hội thoại ngôn ngữ phải cụ thể, càng cụ thể thì người nói và người nghe càng hiểu nhau, ngôn ngữ càng trừu tượng, sách vở thì càng gây khó khăn cho giao tiếp.

2. Tính cảm xúc

Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc biểu hiện :

- Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ tình cảm qua giọng điệu.

- Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và biểu hiện cảm xúc rõ rệt: gì mà, gớm…

- Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc: câu cảm thán; những lời đáp gọi…

→ Đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cảm xúc. Không có lời nào nói ra mà không có cảm xúc.

- Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm lời như: vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy ngôn ngữ sinh hoạt gắn liền với các phương tiện giao tiếp đa kênh.

- Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cả xúc mà hiểu nhanh hơn cụ thể hơn những điều nói ra.

3. Tính cá thể

- Mỗi người có một giọng nói khác nhau.

- Ngoài giọng nói, mỗi người có cách dùng từ ngữ, lựa chọn kiểu câu riêng. Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng có thể nhận biết lời nói của ai, tuổi tác giới tính, cá tính, địa phương…

* Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày.

II. GỢI Ý LUYỆN TẬP

1. Bài tập 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 - trang 127)

Gợi ý

- Ngôn ngữ trong nhật kí “Đặng Thuỳ Trâm” mang đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

+ Tính cụ thể: thời gian là đêm khuya không gian là rừng núi, “Nghĩ gì đấy Th. ơi”, “nghĩ gì mà”

+ Tính cảm xúc: giọng điệu, câu nghi vấn, từ ngữ được viết theo dòng tâm tư.

+ Tính cá thể: Ngôn ngữ của một con người giầu cảm xúc: Đáng trách quá Th. ơi, Th có nghe…

2. Bài tập 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 - trang 127)

Gợi ý

- Từ xưng hô: mình - ta; cô - anh

- Ngôn ngữ đối thoại: có nhớ ta chăng/ Hỡi cô yếm trắng

- Lời nói hàng ngày: mình về; ta về;

Lại đây đập đất trồng cà với anh

3. Bài tập 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 - trang 127)

Gợi ý

- Hình thức đối thoại hô đáp, có luân phiên lượt lời:

+ Có đối chọi

+ Có điệp từ, điệp ngữ.

+ Có nhịp điệu.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (309)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy