PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật.
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản:
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa
III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 101)
Để tạo ra tình hình tượng của ngôn ngữ, người viết có thể dùng nhiều phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói giảm, nói tránh, nói quá….những phép tu từ này được dùng kết hợp sáng tạo hoặc đơn lẻ.
- Ẩn dụ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Hoán dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- So sánh:
Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 101)
Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản và tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Bản thân ngôn ngữ chứa đựng các yếu tố mang tính truyền cảm và thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, mỗi nghệ sĩ đều bộc lộ sự sáng tạo của riêng họ. Do đó, tính tượng đã quát cả tính truyền cảm và tính cá thể hóa trong ngôn ngữ. Bên cạnh đó, tính hình tượng vừa là phương tiện, vừa là mục đích sáng tạo trong ngôn ngữ.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 101)
- “Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước.
- Ta tha thiết tự do dân
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc
Triệt màu xanh cả Trái Đất thiêng.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 102)
Ba đoạn thơ đều viết về mùa thu nhưng hình tượng mùa thu trong ba bài thơ lại khác nhau vì chúng có bối cảnh thời đại sáng tác khác nhau:
- Đoạn thơ trong bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh thu yên bình, tĩnh lặng ở nông thôn vùng Đông Bắc Bộ. Thể thơ Thất ngôn bát cú với nhịp điệu chậm rãi cùng với âm hưởng trang nhã làm hiện lên phong thái của bậc cư sĩ ẩn danh giữa thiên nhiên mùa thu yên tĩnh.
- Đoạn trích trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư diễn tả một cái thu buồn, ngơ ngác của nhà thơ lãng mạn trong phong trào Thơ mới. Với âm điệu thổn thức kết hợp với việc sử dụng các từ láy “xào xạc”, “ngơ ngác” đã tạo nên một mùa thu riêng biệt.
- Đoạn trích trong bài thơ Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi tả một mùa thu kháng chiến. Sử dụng thể thơ tự do với những từ ngữ biểu lộ cảm xúc vui tươi, hứng khởi, hình ảnh mùa thu trong đoạn thơ cũng được hình tượng hóa với phong cách tự do, tươi mới.
Gợi ý Văn 10 Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ