LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
A. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
* Bắt đầu hình thành ý tưởng từ một sự kiện lịch sử có thật: cuộc khởi nghĩa của anh Đề.
* Đặt tên cho nhân vật có “không khí” của núi rừng Tây Nguyên: Tnú.
* Chưa hình dung cốt truyện cụ thể ra sao mới chỉ có ý tưởng ban đầu:
* Mở đầu và kết thúc tác phẩm đều bằng hình ảnh của rừng xà nu.
* Một phần cốt truyện hiện ra với các nhân vật, sự kiện:
- Dít - một mối tình thứ hai cảu Tnú (xuất hiện cuối tác phẩm).
- Mai mối tình đầu của Tnú và là chị của Dít.
- Nguyên nhân dẫn đến hành động quyết liệt diệt cả tiểu đội giặc bằng tay không: Đứa con bị đanh chết một cách tàn bạo, Mai gục xuống ngay trước mắt Tnú.
- Sự xuất hiện của ông cụ Mết như một tất yếu.
- Thằng bé Heng – “nó sẽ còn đi tới đâu?”...
- Tất cả các chi tiết đến một cách tự nhiên mà tất yếu.
- Cách sắp xếp thời gian trong truyện cũng đến một cách tự nhiên.
B. Lập dàn ý
1. Dàn ý đề 1
- Nhan đề : Hậu “Tắt đèn”, Phía sau đêm đen, người phá kho thóc của Nhật...
- Mở bài:
Chạy khỏi nhà cụ cố, chị Dậu cứu một người thanh niên qua sông. Người thanh niên đó chính là cán bộ cách mạng. Và chính trong đêm đen ấy cuộc đời chị Dậu lại mở sang một trang mới.
- Thân bài:
+ Tổng khởi nghĩa 1945.
+ Chị Dậu trở về làng cũ.
+ Chị vẫn động dân làng mình đứng lên chống giặc.
+ Chị dẫn đầu đoàn nông dân kéo lên huyện cướp chính quyền và phá kho thóc của Nhật.
- Kết bài: Trong một lần đi thực tế trong chiến trường, Nguyễn Tuân đã gặp chị Dậu và được chị kể cho nghe câu chuyện của mình, về gia đình chị, các con chị đều là những em bé liên lạc, anh Dậu cũng hoạt động cách mạng.
2. Dàn ý đề 2
- Nhan đề: Người đậy nắp hầm bem, hậu “Tắt đèn”, Người nữ chiến sĩ trong vùng địch tạm chiến, sau đêm đen trời lại hửng nắng...
- Mở bài: Thoát khỏi nhà cụ cố, cuộc đời chị Dậu tưởng như sẽ vĩnh viễn chìm trong màn đêm. Nhưng thật may, kháng chiến bùng nổ và những người cách mạng đã về làng Đông Xá. Họ đem đến cho cuộc đời chị Dậu một tia sáng ấm áp.
- Thân bài:
+ Quân Pháp càn quét, truy bắt cán bộ.
+ Không khí trong làng trở nên căng thẳng, không ít người vì quá sợ mà đi theo giặc.
+ Chị Dậu vẫn âm thầm giúp cán bộ ẩn nấp dưới những căn hầm bí mật trong nhà.
- Kết bài: Trong một lần giấu cán bộ dưới hầm, chị Dậu đã phát hiện ra đó chính là cái Tí. Hai mẹ con đã tâm sự với nhau về những chim nổi của cuộc đời.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
- Dàn ý chung:
+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,…)
+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
+ Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).
- Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Bài 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 46)
* Câu nói của Lênin có vai trò dẫn nhập cho ý tứ của đề bài.
- Đề tài: chuyện về cuộc sống học đường.
* Chủ đề: khẳng định sự vươn lên khắc phục sai lầm, chiến thắng bản thân của học sinh.
* Cốt truyện :
- Một học sinh tốt
- Một lần mắc khuyết điểm
- Dằn vặt đấu tranh vươn lên trở thành người tốt.
* Nhan đề: Vượt qua chính mình, chiến thắng bản thân, ngày về...
- Nhân vật và cách kể: chọn ngôi thứ nhất hoặc ba.
* Dàn ý: ba phần
- Mở bài: giới thiệu nhân vật chính
- Thân bài:
+ Diễn biến, kết quả, nguyên nhân mắc sai lầm.
+ Tâm trạng nhân vật.
+ Quá trình ăn năn, sửa chữa, khắc phục..
- Kết bài: Nói về nhân vật trong thời điểm hiện tại khi đã trở lại là chính mình.
Bài 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 46)
Mở bài:
Giới thiệu về câu chuyện em định kể.
Ví dụ: giới thiệu về đôi bạn cùng tiến.
Thân bài:
- Kể về câu chuyện hàng ngày hai bạn giúp đỡ nhau học tập:
+ An và Nam là đôi bạn thân thiết, học chung một lớp, nhà hai bạn ở cùng xóm với nhau.
+ Bạn Nam kém phần may nắm hơn các bạn khác, bạn bị dị tật bẩm sinh, nên phát triển không bình thường so với các bạn cùng trang lứa. Học đến lớp 10 mà bạn chỉ cao 1m. Bàn tay trái của Nam các ngón tay bị dính liền vào nhau nên khả năng hoạt động cũng bị giới hạn.
+ Cùng xóm với Nam, An rất thương bạn, nên thường xuyên giúp đỡ bạn.
+ Ngày cả hai còn nhỏ bố mẹ các bạn thay nhau lần lượt đưa các bạn đi học bằng xem máy, nhưng đến khi lớn bắt đầu từ năm lớp 7, hai bạn đã tự đi tới trường bằng xe đạp của Nam.
+ Hằng ngày đèo bạn đi học, An sẽ đi sớm để đón Nam, nhờ bố Nam nhấc bạn lên xe rồi đạp xe cùng bạn tới trường.
+ Bây giờ học cấp 3, khoảng cách giữa nhà đến trường đã xa hơn nhiều nên bố An đã quyết định mua cho An một chiếc xe đạp điện. Hai bạn quyết tâm vào cùng trường cấp 3 để đi học thuận lợi hơn.
+ Trong quá trình ôn tập thi vào cáp 3, hai bạn đã rất cố gắng, Nam học kém hơn nên An thường giúp Nam học bài, trên đường đi học về các bạn cũng nói chuyện và giúp nhau học thuộc thơ, hoặc tóm tắt một bài văn mà hôm nay cô đã giảng trên lớp.
Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện.
- Liên hệ đến bản thân em.
Hy vọng Soạn bài lập dàn ý văn tự sự của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 10 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ