HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 44)
Bài học rút ra qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước:
- Vận dụng linh hoạt sách lược, binh pháp phù hợp với thời thế.
- Sức mạnh đoàn kết là mấu chốt quan trọng nhất để chiến thắng.
- Thượng sách giữ nước chính là khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 44)
Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người nô gia và hai người con và những phản ứng của ông khi nghe những câu trả lời của họ có ý nghĩa:
- Thể hiện tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi của Trần Quốc Tuấn.
- Ông là người thận trọng và quyết đoán, chân thành và nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 44)
- Đặc điểm nổi bật về nhân cách của Trần Quốc Tuấn:
+ Trung quân ái quốc.
+ Là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược.
+ Là con người có đức độ lớn lao.
- Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật:
+ Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ khác nhau.
+ Nhân vật với tình huống có tính thử thách.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 44)
- Lời kể không đơn điệu theo trình tự thời gian.
- Lồng vào lời kể là những câu chuyện có nhận xét sâu sắc tạo định hướng cho người đọc.
- Cách kể chuyện ngắn gọn, tự nhiên, mạch lạc.
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 45)
Đáp án B.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Phẩm chất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
- Đề xuất kế sách giữ nước với vua Trần Anh Tông: thiên hạ trên dưới một lòng, dân không lìa, vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, tuỳ thời tạo thế.
-> Trần Quốc Tuấn là con người có tài năng mưu lược, có lòng trung quân và thương dân, trọng dân và chăm lo cho dân hết mực
2. Việc giữ tiết bề tôi được thể hiện qua các chi tiết tiêu biểu
+ Ghi để lời cha trong lòng nhưng không cho là phải."Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”.
+ Khi quyền quân quyền nước ở trong tay, ông dùng chuyện cũ để thử lòng gia nô và các con..."cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.
- Dặn con cách chôn cất mai táng khi mình qua đời.
- Tiến cử người hiền tài cho đất nước.
- Soạn sách để khích lệ tướng sĩ : Sưu tập binh pháp các nhà làm thành bát quái cửu cung đồ, đặt tên là Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
=> Trần Quốc Tuấn là người hết lòng trung nghĩa với vua ,với nước ,không tư lợi .Ông có tình cảm chân thành thẳng thắn và rất nghiêm trong giáo dục con cái
3. Uy lực của Trần Quốc Tuấn sau khi chết, sự hiển linh của bậc đại thánh
+ Châu huyện Lạng Giang hễ có bệnh dịch, mọi người cầu đảo ông.
+ Khi có giặc vào, đến lễ ở đền ông hễ tráp dựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 45)
Khi Trần Quốc Tuấn ốm, vua tới thăm, hỏi kế sách chống giặc. Ông thẳng thắn trả lời, nhà vua muốn thắng cần phải tùy thời để tạo thế. Điều cốt lõi là quân đội một lòng như cha con, lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của quân vương. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho đó là phải. Ông kể chuyện với gia nô và con để phân định người hiền, kẻ bạc. Quốc Tuấn có công lớn, được vua bản thưởng, cho quyền phong tước. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai. Ông từng soạn sách để khích lệ binh tướng, cứu nước, giúp vua. Ông từng ra quân đánh thắng trăm trận, lập nên chiến công hiển hách, còn lưu truyền muôn thuở.
(Sưu tầm)
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 45)
Tác phẩm về Trần Quốc Tuấn:
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII (Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm).
- Đức Thánh Trần (Trần Thanh Cảnh).
Gợi ý Văn 10 Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ