ĐỌC TIỂU THANH KÍ
(ĐỘC TIỂU THANH KÍ)
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - trang 133)
Nhà thơ đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh vì:
Thương xót cho số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Từ đó nhà thơ đã suy nghĩ về định mệnh của những con người có tài văn chương nghệ thuật
Nhà thơ một mình khóc nàng Tiểu Thanh qua một tập sách đọc trước cửa sổ độc điếu (một mình khóc). Con người xuất hiện với dáng vẻ cô đơn, một mình đối diện với một tiếng lòng Tiểu Thanh. Sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ
Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - trang 133)
Tác giả nói về nỗi hận, nỗi oan của nàng Tiểu Thanh:
+ Cổ kim hận sự: những mối hận, nỗi oan từ xưa đến nay
+ Phong vận kì oan: nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã
+ Thiên nan vấn: nỗi oan ấy quá lớn đến nỗi trời cũng không giải đáp được
Câu thơ nói về những sự vô lí trong cuộc đời, là thói đời xấu xa, những người đẹp, người tài hoa đều không gặp may, bị vùi dập một cách phũ phàng. Câu thơ thể hiện sự bế tắc bất lực không tìm thấy câu trả lời cho nỗi oan khuất của con người đầy rẫy mọi chối, mọi nơi.
Nỗi oan ấy không chỉ của riêng nàng Tiểu Thanh, mà còn là nỗi oan chung cho những con người cùng cảnh ngộ. Vì vậy, câu thơ giống như tiếng kêu thương rung động cõi đất trời.
Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - trang 133)
Nguyễn Du tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những kẻ tài hoa bạc mệnh. Đó là sự đồng cảm, tri âm với những người cùng cảnh ngộ. Vì vậy, Đọc Tiêu Thanh kí được cọi là khúc bi ai thương người, cũng là lời tự thương đau xót.
Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - trang 133)
Cảm xúc chủ đạo của Nguyễn Du trong bài thơ " Độc Tiểu Thanh Kí " là tấm lòng đồng cảm, thương xót trước số phận tài hoa bạc mệnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Hai câu đề: Mở ra cảm hứng thế sự, là tiếng thở dài bi thiết của tác giả
Hai câu thực: Viết về cuộc đời của nàng Tiểu Thanh, thể hiện sự xót xa cho những bất hạnh của một kiếp người. Qua đó cũng tố cáo mạnh mẽ những thế lực tàn bạo chà đạp con người
Hai câu luận: Tác giả nói về nỗi hận, nỗi oan của nàng Tiểu Thanh
Hai câu kết: Nguyễn Du đã vượt qua không gian và thời gian, trở về quá khứ khóc thương cho Tiểu Thanh
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí’ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạn của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Chất trữ tình sâu lắng, ngôn ngữ sắc sảo tạo nên bút pháp riêng của nhà thơ.
2. Nội dung:
- Tâm sự của nhà thơ trong xã hội phong kiến đầy bất công đối với con người. Đặc biệt là người phụ nữ. Họ thường phải chịu cái cảnh “hồng nhan bạc mệnh” (Cảm hứng nhân đạo của nhà thơ).
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Đoạn trích trên là tiếng khóc thương của Thúy Kiều khi đến viếng mộ Đạm Tiên.
Như vậy, đề tài mà Nguyễn Du khai thác trong các sáng tác của ông là số phận nghiệt ngã, bi thương của những con người có tài có sắc nhưng bạc mệnh. Từ đó nói ra những thương cảm cho kiếp người nhỏ bé.
Gợi ý Văn 10 Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ