ican
Soạn Văn 10
Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Soạn bài Cảm xúc mùa thu

Văn 10 Soạn bài Cảm xúc mùa thu: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Cảm xúc mùa thu giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CẢM XÚC MÙA THU

(THU HỨNG)

- Đỗ Phủ -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 - trang 147)

Bài thơ có thể chia thành 2 phần:

Phần 1: 4 câu thơ đầu: tả cảnh thu trên sông nước và miền quan ải vói một cảm giác hết sức dữ dội và âm u, gợi nhớ đến thời thế cuộc đời lúc bấy giờ.

Phần 2: 4 câu thơ cuối: tả tình của nhà thơ đối với dân với quốc gia dân tộc

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 - trang 147)

Nếu như bốn câu đầu là không gian xa xôi nơi của ải, chốn rừng phong âm u, hiu quạnh thì đến bốn câu cuối, cảnh đã chuyển từ viễn cảnh sang cận cảnh.

Tầm nhìn của nhà thơ đã thay đổi từ không gian xa, đến không gian gần rồi lặn vào không gian tâm tưởng.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 - trang 147)

Cả bài thơ vẽ lên một bức tranh thu sâu lắng, trầm buồn.

+ Bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, xa xôi

+ Bốn câu thơ sau, cảnh thu trở nên chi tiết, rõ nét và có tình cảm của tác giả

Bài thơ đi từ tả cảnh đến tả tình, khiến cho người đọc cảm nhận sâu sắc được tình cảm như đã thấm sâu vào bức tranh mùa thu kia.

Toàn bộ bài thơ là hình ảnh, âm thanh phản ánh tâm tình của thi nhân trước cảnh mùa thu

+ Bốn câu thơ đầu phảng phất nỗi buồn

+ Bốn câu thơ sau là nỗi lòng nhớ nước, thương dân.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt tới trình độ mẫu mực

1.Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

- Nghệ thuật đối độc đáo.

- Kết cấu chặt chẽ.

2. Ý nghĩa văn bản

Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 - trang 147)

- Bản dịch thơ sát với tinh thần của bài thơ, thể hiện được tác giả đã sử dụng ngôn ngữ một cách sắc sảo

- Tuy nhiên vẫn có một số chênh lệch so với bản phiên âm : từ “điêu thương”, “thẳm”, “lưỡng khai”, “ cô”,…khiến tác giả đã không truyền đạt hết được cái tình của Đỗ Phủ trong bài thơ

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 - trang 147)

Chữ lệ ở câu thơ Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ được hiểu : có thể là lệ của người, cũng có thể là lệ của hoa cúc.

Hiệu quả nghệ thuật: Mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh nhớ quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng tự nhiên rơi không sao ngăn lại được.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 - trang 147)

Học thuộc lòng bài thơ.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Cảm xúc mùa thu do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (280)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy