CA DAO HÀI HƯỚC
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 91)
- Bài ca dao là tiếng cười của người bình dân, tiếng cười trong cảnh nghèo. Thể hiện lòng yêu đời, tinh thần lạc quan.
- Tiếng cường bật ra trong cảnh cưới. Vì trong hoàn cảnh này mới bộc lộ rõ cái nghèo. Thể hiện quan niệm sống và bản lĩnh của họ.
- Bài ca dao là lời dẫn cưới của chàng trai và lời thách cưới của cô gái
* Biện pháp nghệ thuật:
- Lối nói khoa trương,phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
- Lối nói giảm dần:
Voi à trâu à bò à chuột
Củ to à củ nhỏ à củ mẻ à củ rím,củ hà
- Cách nói đối lập:
Dẫn voi – quốc cấm
Dẫn trâu – máu hàn
Dẫn bò – co gân
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 91)
Bài 2:
* Cười phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân. Từ đó nhắc nhở mọi người cần phải tránh,đừng mắc phải. thái độ của tác giả dân gian rất nhẹ nhàng ,thân tình,mang tính giáo dục sâu sắc
* Phê phán loại đàn ông yếu đuối,không đáng nên trai (Làm trai thì phải “Xuống Đông Đông tĩnh,lên Đoài Đoài yên”, “phải quyết chi tang bồng,phải tỏ mặt anh hùng”). Nhưng ở đây,tác giả dân gian đã dung nên một bức tranh hoàn toàn ngược lại
- Biện pháp nghệ thuật : Nói quá, tương phản
Khom lưng chống gối >< gánh hai hạt vừng
(cố gắng hết sức) (chỉ gánh thứ rất nhẹ)
à Mỉa mai, châm biếm
Bài 3:
- Biện pháp nghệ thuật sử dụng dùng ảnh đối lập: chồng người >< chồng em à chế giễu người đàn ông bất tài, vô dụng.
- Hình ảnh người chồng “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” thể hiện người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn basmm vợ con.
Bài 4:
- Bài ca dao sử dụng hàng loạt các hình ảnh phóng đại, nói quá tạo liên tưởng phong phú:
+ Lỗ mũi mười tám gánh lông
+ Đêm nằm gáy o o
+ Đi chợ thì hay ăn quà
+ Trên đầu những rác cùng rơm.
Sau tiếng cười trào lộng, tác giả dân gian muốn phê phán người phụ nữ vô duyên, sống bừa bội trong xã hội.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 91)
Những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao hài hước:
- Biện pháp nghệ thuật nói quá, cường điệu, nói phóng đại, nghệ thuật tương phản đối lập.
- Ngôn ngữ bình dị gợi liên tưởng sâu sắc, mỉa mai châm biếm.
- Hình tượng nhân vật có tính khái quát cao.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Nội dung
- Phê phán những thói hư tật xấu của con người và những hủ tục thách cưới ngày xưa.
- Tác phẩm là tiếng cười sảng khoái sau những phút giây lao động của khó khăn nhất.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập đặc sắc.
- Ngoa dụ, giả định, chơi chữ, nói ngược mang tính chất hài hước, thâm thuý.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Bài 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 92)
Cô gái thách cưới:
Một nhà khoai lang à không có gì là cao sang cả,xưa nay chưa từng thấy bao giờ, rất phi lí nhưng đầy ân tình (Nhà gái xưa vẫn thường thách cưới. Thách là yêu cầu của nhà gái đối với nhà trai về tiền cưới và lễ vật. Thông thường nhà gái thách cưới rất cao) à Tiếng cười bật lên nhưng có gì như chia sẻ với cuộc sống còn khốn khó của người lao động. Đằng sau tiếng cười là sự phê phán việc thách cưới nặng nề ngày xưa.
à Bài ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động : dù trong cảnh nghèo,họ vẫn luôn lạc quan,yêu đời ,ham sống. Đám cưới nghèo đến vậy mà vẫn vui,vẫn có thể đùa cợt được. Người bình dân xưa đã thấy được niềm vui của mình ngay trong cảnh nghèo.
Bài 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 92)
Một số bài ca dao hài hước:
(1) Lấy chồng cho đỡ nắng mưa
Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ.
(2) Gái sao chồng đánh chẳng chừa
Đi chợ vẫn giữ cùi dừa, bánh đa.
(3) Sông bao nhiêu nước cũng vừa
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.
(4) Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
(5) Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa!
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
Gợi ý soạn bài Ca dao hài hước ngắn gọn do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.