TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Các bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam.
- Những thời kì phát triển của văn học Việt Nam.
- Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam trong cả quá trình phát triển từng giai đoạn.
- Những tác giả, tác phẩm văn hcoj tiêu biểu.
- Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam với văn học khu vực và thế giới.
- Thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học nước ngoài.
- Những khái niệm cơ bản về văn bản văn học.
II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 148)
.Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận :
- Văn học dân gian.
- Văn học viết.
- Đặc điểm chung :
+ Yêu nước.
+ Nhân đạo.
- Đặc điểm riêng :
Đặc điểm | VHDG | VH viết |
Thời điểm ra đời | Ra đời sớm khi chưa có chữ viết. | Ra đời khi có chữ viết. |
Tác giả | Sáng tác tập thể. | Sáng tác cá nhân. |
Hình thức lưu truyền | Truyền miệng | Chữ viết |
Hình thức tồn tại | Gắn liền với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng ( gắn với diễn xướng ). | Cố định thành văn bản viết mang tính độc lập của một tác phẩm văn học. |
Vai trò, vị trí | Vai trò nền tảng của nền văn học dân tộc. | Nâng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật. |
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 148)
Văn học dân gian :
- Đặc trưng cơ bản :
+ Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
+ Là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
+ Gắn bó với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Hệ thống thể loại VHDGVN gồm :
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Gía trị của văn học dân gian :
+ Nhận thức.
+ Thẩm mĩ.
+ Giáo dục.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 148)
Văn học viết VN : gồm 2 phần :
- Văn học trung đại : từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Văn học hiện đại : từ đầu thế kỉ XX đến nay .
a. Nội dung (Đặc điểm nội dung)
+ Văn học viết phản ánh 2 nội dung lớn là : yêu nước và nhân đạo.
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như : quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, quan hệ bản thân.
b. Đặc điểm riêng :
Chữ viết | VHVN từ thế kỉ X à hết thế kỉ XIX. | VHVN từ đầu thế kỉ XXà nay. |
Chữ viết | Chữ Hán và chữ Nôm. | Chủ yếu là chữ quốc ngữ. |
Thể loại | - Thể loại tiếp thu từ Trung Quốc : cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi, - Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu : thơ Đường viết bằng chữ Nôm. - Thể loại văn học dân tộc : truyện thơ, ngâm khúc, hát nói. | - Thể loại tiếp biến từ văn học trung đại : thơ Đường luật, câu đối. - Thể loại văn học hiện đại : thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch. |
Tiếp thu từ nước ngoài | Tiếp thu văn hóa, văn học Trung Quốc | Bên cạnh việc tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, văn học hiện đại đã mở rộng tiếp thu văn hóa, văn học phương Tây như văn học Nga – Xô Viết, văn học Mĩ La tinh, ... |
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 148)
Tổng kết văn học Việt Nam thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX :
- Hai thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm :
- Bốn giai đoạn văn học :
+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV.
+ Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.
+ Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
+ Nửa cuối thế kỉ XIX.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THỀ KỶ XIX
Giai đoạn văn học |
Đặc điểm lịch sử | Nội dung văn học |
Tác giả - tác phẩm |
Thể loại |
Thế kỉ X-XV | - Đầu TK X đất nước ta giành độc lập - Giai cấp phong kiến đóng vai trò tích cực trong lịch sử - Nhiều chiến công hiển hách trong đấu tranh chống ngoại xâm | -Tinh thần yêu nước quật khởi, chống ngoại xâm -Tự hào dân tộc -Ca ngợi đất nước thanh bình, thịnh trị | -Lý Thường Kiệt (Nam quốc sơn hà) -Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ ) -Trương Hán Siêu (Bạch Đằng …) -N. Trãi (Bình Ngô …)
| -T hơ chữ Hán thất ngôn … - Hịch - Phú
- Cáo |
XVI - đầu XVIII | - Triều đại phong kiến suy vi - Đạo đức , lễ giáo phong kiến suy đồi . - Xã hội loạn lạc, chiến tranh Lê Mạc, Trịnh-Nguyễn -Nhân dân đói khổ
| - Một bộ phận tiếp tục ca ngợi vua, ca ngợi anh hùng, liệt nữ . - Trong VHDG xuất hiện khuynh hướng phê phá hiện thực | - Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân am tập … ) - Thơ Lê Thánh Tông - Truyền kỳ mạn lục- Nguyễn Dữ - Mạc Thiên Tứ (Hà Tiên thập vịnh )
| - Thất ngôn
- Văn xuôi chữ Hán |
Nửa sau thế kỉ XVIII - đầu TKXIX | - Giai cấp phong kiến khủng hoảng trầm trọng . - Phong trào nông dân khởi nghĩa khắp nơi . - Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm, quân Thanh ( triều đại mới . - Triều đình phong kiến nhà Nguyễn thiết lập . | - Trào lưu mới , trào lưu nhân đạo chủ nghĩa . - Tấm lòng nhân đạo , niềm khao khát đòi quyền sống con người, nhất là phụ nữ | - Nguyễn Du : Thanh Hiên thi tập , Đoạn trường tân thanh, Văn chiêu hồn … - Đặng Trần Côn-Đoàn Thị Điểm : Chinh phụ ngâm . - Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương,BHTQ, N.C.Tù
| - Thơ chữ Hán , thơ chữ Nôm .
- Khúc ngâm - Thơ Đường luật( Việt hoá chữ Nôm . |
Nửa sau TK XIX | - 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam- nhà Nguyễn cầu hòa . - Cuộc kháng chiến của nhân dân - T.D Pháp cai trị đất nước . | - Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm diệt giặc - Khuynh hướng phê phán , tố cáo xã hội | - Nguyễn Đình Chiểu: Văn tế …, Lục Vân Tiên - Nguyễn Khuyến - Trần Tế Xương
| -Văn tế |
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 148)
Hai nội dung lớn của văn học trung đại Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo :
a. Nội dung yêu nước với những biểu hiện phong phú, đa dạng, vừa phản ánh truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu sự tác động của tư tưởng “trung quân ái quốc” qua “Tỏ lòng” “Phú sông Bạch Đằng” “Đại cáo bình Ngô”, “Cảnh ngày hè”.
b. Nền tảng của nội dung nhân đạo trong văn học trung đại vẫn là truyền thống nhân đạo của văn học Việt Nam. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tích cực vốn có của Nho. Phật, Đạo ( Phật : “Cáo bệnh bảo mọi người, Lão, Nho “ Vận nước”, Nho “Tỏ lòng”, “Nhàn”, “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm”, “Chuyện chức phán sự đền Tản viên”, ...
Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 148 - 149)
a. So sánh : Đăm Săn, Ôđixê, Ramayana.
Sử thi | Đặc điểm riêng | Đặc điểm chung |
Đăm Săn ( VN ) | - Khát vọng chinh phục thiên nhiên, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, vì sự hùng mạnh của bộ tộc. - Con người hành động. | Chủ đề : hướng đến những vấn đề chung của cả cộng đồng. Cả ba sử thi đều là bức tranh rộng lớn phản ánh hiện thực đời sống tư tưởng của con người thờ cổ đại. |
Ôđixê ( Hi lạp ) | - Biểu tượng cho sức mạnh trí tuệ và tinh thần chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hóa, mở rộng giao lưu văn hóa. - Khắc họa nhân vật qua hành động. | - Nhân vật tiêu biểu cho sức mạnh, lí tưởng của cộng đồng, ca ngợi những con người với đạo đức cao cả, với sức mạnh, tài năng, trí thông minh, lòng quả cảm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên, chiến thắng cái ác vì chân thiện mĩ. |
Ramayana ( Ấn Độ ) | - Chiến đấu chống cái ác, cái xấu, vì cái thiện, cái đẹp ; đề cao danh dự và bổn phận ; tình yêu tha thiết với con người, với cuộc đời, với thiên nhiên. - Con người được miêu tả về tâm lí, tính cách | - Ngôn ngữ mang vẻ đẹp trang trọng, hình tượng nghệ thuật với vẻ đẹp kì vĩ, mĩ lệ, huyền ảo, với trí tưởng tượng phong phú, bay bổng. |
b.
Thơ Đường | Thơ hai - cư |
Nội dung : phong phú đa dạng, phản ánh trung thực, toàn diện cuộc sống xã hội và đời sống tình cảm của con người, nổi bật lên là những đề tài quen thuộc về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ. | Nội dung : ghi lại phong phú cảnh với sự vật cụ thể ở một thời điểm nhất định trong hiện tại, từ đó khơi gợi một cảm xúc, suy tư sâu sắc nào đó. |
Nghệ thuật : hai thể chính là cổ phong ( cổ thể ), Đường luật ( cận thể ) với ngôn ngữ đơn giản mà tinh luyện, thanh luật hài hòa, cấu tứ độc đáo, rất hàm súc, giàu sức gợi cảm.
| Nghệ thuật : gợi là chủ yếu, sự mơ hồ dành một khoảng không to lớn cho trí tưởng tượng của người đọc. Ngôn ngữ rất cô đọng, cả bài chỉ 17 âm tiết trong khoảng mấy từ. Tứ thơ hàm xúc và giàu sức gợi. |
Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 149)
Ôn tập phần lí luận văn học :
- Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học :
à Có 3 tiêu chí.
- Những tầng cấu trúc của văn bản văn học :
+ Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa.
+ Tầng hình tượng.
+ Tầng hàm nghĩa.
- Những khái niệm thuộc về nội dung của văn bản văn học :
+ Đề tài.
+ Chủ đề.
+ Tư tưởng.
+ Cảm hứng nghệ thuật.
- Những khái niệm thuộc về hình thức của văn bản văn học :
+ Ngôn ngữ.
+ Kết cấu.
+ Thể loại.
- Nội dung và hình thức của văn bản văn học có quan hệ khăng khít với nhau, không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định.
Ví dụ : “Chinh phụ ngâm”, “Truyện Kiều”.
Gợi ý Văn 10 Soạn bài Tổng kết phần Văn học do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ