ican
Ngữ Văn 10
Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (bài làm ở nhà) (trang 136)

Soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận - lớp 10

Văn 10 Soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận - lớp 10: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận - lớp 10 giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

VIẾT BÀI VĂN SỐ 7: VĂN NGHỊ LUẬN

I. DÀN Ý CHUNG

1. Nghị luận xã hội

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài

- Giải thích vấn đề nghị luận.

- Bàn luận về vấn đề.

- Chứng minh vấn đề nghị luận.

- Mở rộng vấn đề.

c. Kết bài

- Cảm nhận về vấn đề nghị luận.

- Liên hệ thực tế đến hành động, suy nghĩ của bản thân.

2. Nghị luận văn học

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài

Làm rõ vấn đề cần nghị luận đối với tác phẩm/ ý kiến bàn văn học.

c. Kết bài

Cảm nhận về vấn đề, mở rộng đến các tác phẩm văn học khác.

II. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT

1. Đề 1. Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Văn mẫu đề 1

a. Mở bài

Giới thiệu về truyền thống Tôn sư trọng đạo và suy nghĩ của giới trẻ hiện nay về truyền thống này.

b. Thân bài

- Giải thích: Tôn sư trọng đạo là gì? Đây là truyền thống tôn trọng và nhớ ơn đến thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ chúng ta nên người.

- Bàn luận về truyền thống Tôn sư trọng đạo

+ Khẳng định đây là truyền thống tốt đẹp.

+ Biểu hiện: Tôn trọng, biết ơn và đề cao vai trò của thầy cô giáo. Quan tâm và coi trọng việc học tập. Đồng thời, truyền thống này là biểu hiện của việc coi trọng đạo lí làm người, đề cao tinh thần nhân nghĩa của dân tộc.

- Trong thời đại hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội thau đổi:

+ Vai trò của người thầy vẫn được coi trọng, truyền thống Tôn sư trọng đạo vẫn được phát huy tích cực.

+ Phê phán những hiện tượng trái đạo lí của cả thầy và trò.

- Giải pháp để phát huy những truyền thống tốt đẹp trong thời đại mới.

c. Kết bài

- Cảm nhận của bản thân về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Liên hệ đến hành động, suy nghĩ của bản thân trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống trong thời đại 4.0.

2. Đề 2. Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính. Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?

Văn mẫu đề 2

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: những thói xấu của con người và ý kiến: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.

b. Thân bài

- Giải thích:

+ Thói xấu của con người là gì?

+ Ý nghĩa của câu nói.

- Bàn luận:

+ Bản thân con người ai cũng có thói xấu, không ai là người hoàn hảo.

+ Thói xấu gây ra tác hại như thế nào với bản thân và những người xung quanh?

+ Nếu con người không cố gắng hoàn thiện bản thân vẫn duy trì những thói xấu thì sao?

- Lấy ví dụ chứng minh.

- Liên hệ đến thói xấu của thế hệ trẻ ngày nay.

c. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của bản thân.

- Liên hệ đến suy nghĩ và hành động của mình để hoàn thiện bản thân, thích nghi với xã hội.

3. Đề 3. Hưởng ứng đợt thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn lớp 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp. Anh (chị) hãy viết bài tham gia hội thảo đó.

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề, chủ đề môi trường xanh, sạch, đẹp.

b. Thân bài

- Giải thích khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp. có ý nghĩa gì?

- Vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người.

- Thực trạng môi trường hiện nay ra sao?

- Biện pháp để làm mô trường xanh, sạch, đẹp.

c. Kết bài

Nêu quan điểm của bản thân, liên hệ thực tế đến hành động để làm môi trường xanh, sạch, đẹp.

4. Đề 4. Học bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến bàn luận.

b. Thân bài

- Giải thích ý kiến: sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì.

- Giải thích ý kiến thứ hai: ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

- Đưa ra quan điểm của bản thân về sự hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão: thể hiện sự khiêm tốn, khát khao cống hiến cho đất nước của một vị tướng vừa có tài lại vừa có đức.

- Chứng minh bằng việc phân tích bài thơ.

c. Kết bài

- Khẳng định quan điểm của bản thân.

- Liên hệ đến sự cống hiến của thế hệ trẻ cho đất nước trong công cuộc đổi mới.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận - lớp 10 do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (433)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy