ican
Ngữ Văn 10
Văn bản văn học

Soạn bài Văn bản văn học

Văn 10 Soạn bài Văn bản văn học: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Văn bản văn học giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

VĂN BẢN VĂN HỌC

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 121)

- VBVH còn gọi là VB nghệ thuật, VB văn chương. VBVH đi sâu phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.

- Ngôn từ của VBVH là ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, mang tính thẩm mĩ cao: trau chuốt, biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa....

- Mỗi VBVH đều thuộc về một thể loại nhất định, tuân theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 121)

- Ngôn từ (từ ngữ) là bước thứ nhất cần hiểu đúng khi đọc tác phẩm văn học.

- Hiểu ngôn từ là hiểu các nghĩa (tường minh, hàm ẩn) của từ ngữ, là hiểu các âm thanh được gợi ra khi đọc, khi phát âm.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 121)

Để phân tích được, học sinh cần nắm được hình tượng thơ và hiểu được các lớp ngôn từ để phân tích hình tượng thơ. Các em nên chọn bài thơ, đoạn thơ đã học trong chương trình để có thể hiểu và phân tích được các tầng nghĩa và nhận ra cái hay cái riêng của từng tầng nghĩa

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 - trang 121)

Hàm nghĩa của văn bản là khả năng gợi ra những tầng nghĩa sâu xa, tiềm tàng trong văn bản mà người đọc sẽ dần nhận ra trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu và phân tích văn bản.

Ví dụ: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, đọc qua người ta những tưởng bài thơ chỉ viết về bánh trôi nước, nhưng ẩn sâu trong từng câu thơ, tác giả đã hàm ý nói về số phận của người phụ nữ thời phong kiến.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Một văn bản được coi là văn bản văn học khi:

- Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người

- Ngôn từ có nhiều tìm tòi sáng tạo, có tính hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.

- Được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mỹ riêng: truyện, thơ kịch,...

- Văn bản văn học mang nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. Đi sâu vào các tầng lớp đó ta mới hiểu được văn bản văn học.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn - trang 122)

a. Cấu trúc:

Ba câu đầu: câu hỏi của nhà thơ về một hiện tượng nhìn thấy trên đường.

Ba câu tiếp tả kĩ hai nv.

Ba câu cuối: hỏi, băn khoăn, suy nghĩ về nơi dựa.

b. Từ những hình tượng tương phản:

người đàn bà- em bé.

người chiến sĩ- bà cụ.

=>Hàm nghĩa của bài thơ: Phát hiện ra nơi dựa sâu sắc trong cuộc sống.Nơi dựa trong bài thơ ngược lại với lẽ thường vì nơi dựa ở đây thuộc về tinh thần, tình cảm.

Rộng ra, sống với hy vọng vào tương lai, nhớ ơn quá khứ...là những tình cảm làm nên phẩm giá nhân văn của con người. Đó là tầng hàm nghĩa của bài thơ.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn - trang 122)

Bài thơ chia làm hai đoạn:

- Câu 1, 2 => Sự hủy diệt của dòng chảy thời gian. Thời gian trôi chảy từ từ nhẹ êm, tưởng chừng như yếu ớt. Thời gian đi qua, như những chiếc lá khô héo rơi rụng. Và những kỉ niệm của đời người cũng rơi vào quên lãng. Phải chăng tất cả rồi cũng sẽ tàn tạ, cũng chìm vào lãng quên?

- Câu 3, 4, 5: Tứ thơ rẽ lối độc đáo, vẫn còn những điều kỳ diệu bất biến qua thời gian, không gian. Đó là nghệ thuật, đó là tình yêu từ đôi mắt em. Nghệ thuật đạt đến độ tuyệt vời sẽ tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian trôi chảy. Những câu hát của người bình dân từ ngày xửa ngày xưa vẫn còn tươi nguyên trong tâm hồn con người hiện tại, những áng thơ bất hủ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,... vẫn tồn tại mãi mãi.

Câu kết của bài thơ là câu thơ tuyệt bút, đôi mắt em, đôi mắt của người yêu, đôi mắt của tình yêu mãi mãi là giếng nước không bao giờ cạn, nó chuyên chở biết bao điều trong mát ngọt lành

=> Thời gian xoá nhoà đi tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có nghệ thuật và tình yêu là tồn tại vĩnh hằng cùng cuộc sống.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn - trang 123)

a. Mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn được Chế Lan Viên bày tỏ quan điểm:

Rất nhiều nhà văn nhà thơ dùng tác phẩm của mình để nói lên quan điểm nghệ thuật. Bài thơ Mình và ta của Chế Lan Viên cũng vậy. Cách thể hiện mối quan hệ giữa người đọc và người viết ở đây thật sâu sắc, lay động lòng người. Mình và ta vốn gắn bó keo sơn, son sắt tự ngày xưa, thân thiết, tri âm, tri kỉ. Chỗ sâu thẳm trong tâm hồn người đọc cũng là chỗ sâu thẳm trong tâm hồn người viết tìm đến khai thác diễn tả.

Vì mối quan hệ tương đồng đó, người viết mới có thể nhân danh DT, nhân danh cộng đồng để sáng tác những tác phẩm nói lên tiếng nói chung của cộng đồng, của dân tộc.

b, Tìm hiểu vấn đề văn bản văn học và tác phẩm văn học trong mối tương quan giữa nhà văn và tác phẩm qua quan niệm của Chế Lan Viên thể hiện thật cô đọng quá trình từ văn bản của nhà văn đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

Viết không phải là nói hết, diễn tả hết. Nhà văn cần tạo ra khoảng trống trong văn bản, dành cho người đọc cơ hội tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy nghĩ rộng hơn về thế giới nghệ thuật được nói đến trong văn bản.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Văn bản văn học do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (275)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy