ican
Ngữ Văn 10
Tỏ lòng (Thuật hoài)

Soạn bài Tỏ lòng

Văn 10 Soạn bài Tỏ lòng : Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Tỏ lòng giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

TỎ LÒNG

(THUẬT HOÀI)

- Phạm Ngũ Lão -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1.(Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 - trang 116)

Ở câu thơ thứ nhất, tác giả đã phác họa hình tượng người tráng sĩ thời Trần

- Người tráng sĩ thời Trần cắp ngang ngọn giáo để bảo vệ non sông đất nước "hoành sóc"

- Hai chữ “múa giáo” trong bản dịch thơ chưa chuyển tải hết được ý nghĩa của hai từ “hoành sóc” - cầm ngang ngọn giáo, con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang.

- Không gian mở rộng theo chiều rộng của non sông còn thời gian kéo dài mấy thu. Thời gian và không gian đã làm nổi bật tầm vóc con người thời đại.

Câu 2.(Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 - trang 116)

Câu thơ thứ hai, tác giả miêu tả sức mạnh của quân và dân nhà Trần.

- Nhấn mạnh khí thế của ba quân qua hình ảnh so sánh: “tam quân tì hổ”, “khí thôn Ngưu”

-Tác giả cường điệu hoá, so sánh để tô đậm và diễn tả khí thế chiến đấu của dân tộc, khí thế mạnh hơn cả thiên nhiên, vũ trụ.

-Tác giả đặt hình ảnh tráng sĩ bên cạnh ba quân với khí thế át sao ngưu khiến cho hình ảnh tráng sĩ đã kì vĩ lại thêm kì vĩ. Hình ảnh ba quân đặt bên cạnh cái kì vĩ của tráng sĩ đã mạnh mẽ lại càng thêm mạnh mẽ.

Câu 3.(Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 - trang 116)

Câu ba tác giả nhắc tới nợ công danh của kẻ làm trai, của người quân tử. Điều này liên quan tới quan niệm “trọng nam khinh nữ” của xã hội phong kiến. Nguyễn Công Trứ cũng từng viết: " Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”.

+ Từ trái vừa có nghĩa là nợ vừa có nghĩa là trách, thể hiện tinh thần gánh vác trọng trách, ý thức trách nhiệm của Phạm Ngũ Lão với giang sơn, đất nước.

Như vậy “nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo cả hai nghĩa : Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giá và Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.

Câu 4.(Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 - trang 116)

Câu thơ cuối nói tới nhân vật Vũ Hầu – Gia Cát Lượng là người có tài mưu lược, lập nhiều chiến công giúp Lưu Bị thống nhất nhà Hán."Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa có tài mưu lược, chưa lập được công như Vũ Hầu.

-Với người anh hùng chí làm trai gắn liền với sự xả thân ích lợi nhất, nhiều nhất cho dân tộc, đất nước. Chính nỗi niềm canh cánh ấy đã khiến con người vươn tới cái đẹp, sự anh hùng.

Hai câu thơ cuối mang vẻ đẹp của khát vọng lập công, khát vọng hi sinh cho đất nước.

Câu 5.(Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 - trang 116)

- Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần là kết tinh vẻ đẹp tài năng và sức mạnh

- Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần là sản phẩm của thời đại đồng thời là tấm gưong phản chiếu sức mạnh của thời đại,của dân tộc

- Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần kết tinh vẻ đẹp nhân cách ở cái chí,cái tâm của người anh hùng

Bài thơ là một biểu hiện khác của hào khí Đông A. Đó chính là tinh thần yêu nước.

Thệ hệ trẻ ngày nay và mai sau cần học tập tư tưởng và phong sách sống của sự cống hiến cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

- Bài thơ xây dựng thành công hình tượng trang nam nhi đời Trần mang chí lớn lập công danh, tự thấy “thẹn” khi chưa thực hiện được hoài bão, chưa giúp đời, giúp nước.

- Bài thơ là một biểu hiện khác của hào khí Đông A.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Học thuộc lòng bài thơ.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Tỏ lòng do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

 

Đánh giá (273)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy