ican
Ngữ Văn 10
Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Soạn bài Thực hành các phép tu từ - phép điệp và phép đối

Văn 10 Soạn bài Thực hành các phép tu từ - phép điệp và phép đối: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Thực hành các phép tu từ - phép điệp và phép đối giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Phép điệp

- Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) để nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.

- Mô hình: nếu gọi a là một nhân tố của phép điệp trong chuỗi lời nói, ta có:

a + a + b + c + d…

hay : a + b + c + a + d…

- Phân loại:

+ Điệp cách quãng: là điệp ngữ mà giữa các từ ngữ được lặp lại có chèn các từ ngữ khác

VD: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín (Thép Mới).

+ Điệp nối tiếp: là điệp ngữ mà các từ ngữ được lặp lại được đặt liền nhau.

VD: Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm

(Nguyễn Bính)

+ Điệp chuyển tiếp (điệp vòng): là loại điệp ngữ thường thấy trong thơ, trong đó những từ ngữ lặp lại có vị trí cuối câu thơ trước và đầu câu thơ sau

VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

(Đoàn thị Điểm)

2. Phép đối

- Khái niệm: Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau, nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt, để trình bày, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó.

- Mô hình:

+ Trong một câu: A+B+C, A’+B’+C’.

Giữa các câu: A+ B + C

A’+ B’+ C’

- Phân loại:

+ Đối thanh ( trắc đối bằng)

+ Đối về nghĩa.

+ Đối từ loại (tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ…)

- Phép đối trong tục ngữ có nhiều tác dụng:

+ Nêu sự tương đồng hay tương phản của các sự vật, hiện tượng, từ đó nhấn mạnh những nhận định, kết luận hay kinh nghiệm, quy luật trong tự nhiên và xã hội.

+ Phép đối trong tục ngữ thường đi kèm những biện pháp ngôn ngữ khác như vần, điệp (từ ngữ, kết cấu ngữ pháp), dùng từ gần nghĩa, trái nghĩa hay cùng trường nghĩa.

+ Tục ngữ thường ngắn mà có sức khái quát vì sử dụng phép đối. Các vế đối thường nêu những sự vật, hiện tượng hoặc tương tự, hoặc trái ngược, nhưng cùng một phạm trù, hay có sự giống nhau nào đó.Qua đó nêu nhận định hay quy luật khái quát.

II. GỢI Ý LUYỆN TẬP

1. Luyện tập về phép điệp

a. Ngữ liệu 1: Bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa.

- (1) "nụ tầm xuân" được lặp lại nguyên vẹn ở câu thứ hai và câu thứ ba có tác dụng làm cho ý thơ, nhịp thơ dường như chững lại, nó góp phần diễn tả sự hụt hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai khi được tin người con gái mình yêu đi lấy chồng.

Nếu thay thế bằng:

+ Hoa tầm xuân: không gợi được hình ảnh người con gái ở độ tuổi cập kê.

+ Hoa cây này: không còn là hình ảnh được giữ mãi trong ký ức.

- (2) Lặp lại cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu” ở bốn câu cuối của bài ca dao để cho sự so sánh ở câu trên được rõ nghĩa, đã góp phần nhấn mạnh nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bế tắc về bi kịch hôn nhân, tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến.

b. Ngữ liệu 2: Các câu tục ngữ này có hiện tượng lặp từ, tạo tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu nói để câu nói dễ nhớ, dễ thuộc hơn, ko mang màu sắc tu từ.

2. Luyện tập về phép đối

* Ngữ liệu (1), (2):

+ Sắp xếp từ ngữ thành 2 vế, số lượng từ bằng nhau, từ loại tương ứng với nhau

+ Hai vế cân đối, được gắn kết với nhau nhờ những từ ngữ trái nghĩa (đói-rách, tiên-hậu), cùng trường nghĩa (chim-người, tổ-tông, sạch-thơm, nên-vững, lễ-văn…), dùng vần (sạch-rách, nên-nền) ở (3) sử dụng cách đối bổ sung. Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối theo kiểu câu đối.

- Ở mỗi vế, từ loại của vế này tương ứng với từ loại của vế kia -> cân đối về thông tin và thẩm mỹ.

* Ngữ liệu (3), (4):

- Ngữ liệu (3): Đối trong 1 câu

- Ngữ liệu (4): Đối giữa các câu

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Thực hành các phép tu từ - phép điệp và phép đối do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (342)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy