ican
Ngữ Văn 10
Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Văn 10 Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 111)

1. Văn học chữ Hán

- Xuất hiện rất sớm và tồn tại trong suốt quá trình hình thành phát triển của văn học trung đại

- Thể loại: thơ, văn xuôi, chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật…

- Ảnh hưởng : Văn học trung đại Trung Quốc

- Có thành tựu nghệ thuật to lớn…

2. Văn học chữ Nôm

- Xuất hiện khoảng cuối cuối thế kỉ XIII , muộn hơn văn học chữ Hán

- Thể loại: Một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc (phú,văn tế,thơ Đường luật). Phần lớn là thể loại văn học dân tộc (ngâm khúc,truyện thơ,hát nói)

- Thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hoá (Thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn)

à Hai thành phần văn học trung đại Việt Nam phát triển song song không đối lập mà bổ sung cho nhau.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 111)

4 giai đoạn lớn

1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Dân tộc ta giành quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X,lập nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở thời kì phát triển.

b.Tình hình văn học: Văn học viết chính thức ra đời (TKX),sự xuất hiện của văn học chữ Nôm (cuối TK XIII) à Mở ra sự phát triển mạnh mẽ toàn diện của văn học dân tộc

c. Thành tựu chủ yếu:

- Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng

-Văn học chữ Hán có những thành tựu lớn

- Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu, Nam quốc sơn hà, Cáo tật thị chúng, Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Thuật hoài, Việt điện U linh tập....

2. Giai đoạn thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi à Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh vào nửa cuối thế kỉ XV (Đời vua Thái Tổ Thái Tông....)

- Bước sang thế kỉ XVI, khủng hoảng chính trị xuất hiện. Nhìn chung xã hội vẫn ổn định.

b. Tình hình văn học:

- Văn học viết chính thức xuất hiện 2 thành phần (Hán – Nôm), xuất hiện nhiều tác phẩm giàu chất văn chương hình tượng

c. Thành tựu chủ yếu:

- Tinh thần yêu nước, phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.

- Văn học chữ Hán: văn chính luận có nhiều thành tựu , văn xuôi tự sự trưởng thành vượt bậc

-Văn học chữ Nôm: Việt hoá những thể loại tiếp thu từ Trung Quốc, sáng tạo những thể loại văn học dân tộc

- Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ…

- Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên nam ngữ lục, Truyền kỳ mạn lục,Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi...

3. Giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX:

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng,nội chiến phong kiến liên miên

- Phong trào nông dân khởi nghĩa mạnh như vũ bão. Đặc biệt là thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

- Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế

- Đất nước nằm trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp

b.Tình hình văn học: Phát triển vượt bậc,có nhiều đỉnh cao nghệ thuật (được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển)

c. Thành tựu chủ yếu:

- Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: tiếng nói đòi quyền sống,quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người,trong đó có phần con người cá nhân, nhất là người phụ nữ

- Văn học chữ Nôm được khẳng định và đạt tới đỉnh cao - Văn học chữ Hán có nhều thành tựu nghệ thuật lớn.

- Các tác giả tiêu biểu: Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Ngô gia văn phái, Bà Huyện Thanh Quan…

- Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều,Chinh phụ ngâm,Cung oán ngâm khúc, Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng kinh kí sự...

4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta. Xã hội Việt Nam chuyển dần từ XHPK sang TD nửa PK

- Văn hoá phương Tâybắt đầu ảnh hưởng tới đời sống XHVN

b.Tình hình văn học:

- Về nội dung: Văn học yêu nước phát triển phong phú và mang âm hưởng bi tráng (Nguyễn Đình Chiểu)

- Thơ ca trữ tình trào phúng có nhiều thành tựu đặc sắc (Tú Xương,Nguyễn Khuyến)

- Về nghệ thuật:

+ Văn học chữ Hán,chữ Nôm vẫn là chính

+ Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện à bước đầu đem đến cho văn học những đổi mới theo hướng hiện đại hoá.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 112)

Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước:

- Ý thức độc lập tự chủ,tự cường tự hào dân tộc

- Lòng căm thù giặc sâu sắc

- Tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù

- Tự hào trước chiến công thời đại,trước truyền thốn lịch sử

- Biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì đất nước

- Yêu thiên nhiên đất nước

- Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Bạch Đằng giang phú, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...

Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

- Lòng thương người.

- Lên án,tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.

- Khẳng định, đề cao con người về phẩm chất, tài năng, khát vọng sống...

- Đề cao những quan hệ đạo đức,đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương, Bánh trôi nước, Truyện Kiều,…

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – trang 112)

1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

* Tính quy phạm: Sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu

* Biểu hiện:

- Quan điểm văn học: Coi trọng mục đích giáo huấn

- Tư duy nghệ thuật: Kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức (Công thức: người (ngư, tiều, canh, mục) con vật (long, li, quy, phượng), nam phải có mày râu, nữ phải là cây liễu, yểu điệu…

- Thể loại văn học : sử dụng thể loại văn học cổ, niêm luật chặt chẽ thống nhất

- Cách sử dụng thi liệu (điển tích điển cố)

à ước lệ, tượng trưng

* Chú ý : ở những tác giả tài năng ->phá vỡ tính quy phạm,phát huy cá tính sáng tạo trong cả nội dung và hình thức biểu hiện

VD: Nguyễn Trãi (thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn)

- Nguyễn Khuyến (Thơ thu gần với làng cảnh Việt Nam)

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

- Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả trang trọng hơn cái đời thường bình dị.

- Nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn vẻ đẹp thô sơ, mộc mạc.

+ Ngôn ngữ: mang tính nghệ thuật, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên.

- Văn học gắn liền với hiện thực, đưa cái trang trọng tao nhã về gần gũi với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.

3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài

- Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc:

+ Ngôn ngữ: dùng chữ Hán để sáng tác.

+ Thể loại: văn vần (thể cổ phong và Đường luật), Văn xuôi: chiếu, biểu, truyền kì, tiểu thuyết,…;

+ Thi liệu: chủ yếu điển cố, điển tích Trung Quốc

- Quá trình Việt hoá:

+ Sáng tạo ra chữ Nôm ghi âm tiếng Việt;

+ Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật;

+ Sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát,… lấy thi liệu từ đời sống của nhân dân Việt Nam.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX được gọi là văn học trung đại, gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, phát triển mạnh qua bốn gia đoạn. Những đặc điểm lớn về nội dung là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật là tính quy phạm, tính trang nhã; vừa tiếp thu tinh hoa văn học nước ngoài vừa sáng tạo những gái trị văn học mới mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

 

 

Đánh giá (347)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy