ican
Ngữ Văn 10
Đại cáo bình Ngô (tiếp theo)

Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) - Phần tác phẩm

Văn 10 Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) - Phần tác phẩm: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) - Phần tác phẩm giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

(BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO)

- Nguyễn Trãi –

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 22)

- Bố cục: 4 đoạn.

+ Đoạn 1: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân …Chứng cớ còn ghi”: Nêu luận đề chính nghĩa.

+ Đoạn 2: “Vừa rồi… Ai bảo thần nhân chịu được”: Tội ác của kẻ thù.

+ Đoạn 3: “Ta đây… CŨng là chưa thấy xưa nay”: Quá trình chinh phạt gian khổ và kết quả tất thắng của nghĩa quân Lam Sơn.

+ Đoạn 4: phần còn lại. Tuyên bố kết quả, khẳng định nền độc lập và sự nghiệp chính nghĩa.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 22)

a. Có hai chân lí được khẳng định để làm tiền đề triển khai cho toàn bộ bài cáo:

- Tư tưởng nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng yêu thương con người trong mọi hoàn cảnh. Đối với một quộc gia nhân nghĩa được thể hiện ở việc yên dân, lấy nhân dân làm gốc rễ, bình yên cho nhân dân, đời sống nhân dân yên ấm là nhân nghĩa. Bậc quân vương nhân nghĩa phải trừ bạo ngược để đời sống nhân dân được bình yên.

- Chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước… Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Đại Việt đã có nền văn hiến từ lâu, có cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử lâu đời sánh ngang với phương Bắc.

b. Mở đầu bài cáo có ý nghĩa như lời tuyên ngôn vì:

- Nguyễn Trãi đã đưa ra chân lí chính nghĩa và sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của Đại Việt.

- Khẳng định đầy đủ khái niệm về quốc gia, dân tộc qua: ranh giới, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ, văn hiến và hào kiệt.

c. Cách viết của tác giả thể hiện niềm tự hào dân tộc:

- Sử dụng hàng loạt các từ ngữ: vốn, từ trước, đã lâu,, đã chia, cũng khác để thể hiện niềm tự hào và khẳng định chân lí tồn tại độc lập của dân tộc.

- Sử dụng nghệ thuật so sánh trong các câu văn biền ngẫu khẳng định sự tồn tại của Đại Việt với các thời kì lịch sử của phương Bắc.

- Đưa ra các dẫn chứng xác thực cho việc vi phạm hai nguyên tắc mà Nguyễn Trãi đưa ra: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã Nhi.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 22)

a. Tác giả đã tố cáo những âm mưu và tội ác của giặc:

- Âm mưu xâm lược của giặc Minh: “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà/ Để trong nước lòng dân oán hận/ Quân cuồng mình thừa cơ gây họa/ Bọn gian tà bán nước cầu vinh”.

- Chính sách cai trị tàn độc, vô nhân đạo của giặc Minh:

+ Tôi ác diệt chủng, tàn sát người vô tội, đẩy nhân dân ta tới cảnh tai ương, chết chóc “Nướng dân đen trên ngon lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”, bóc lột nhân dân ta “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi…ép xuống biển mò ngọc… kẻ đem vào núi đãi cát tìm vàng…”

+ Vơ vét sản vật, của cải “Vét sản vât, bắt chim trả chốn chốn lưới dăng….”

+ Tàn phá tài nguyên, môi trường “Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ.”

- Hình ảnh nhân dân ta khốn cùng, điêu linh chính là hình ảnh tố cáo sâu sắc nhất tội ác của kẻ thù. Tội ác của kẻ thù được tác giả viết: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội/ Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.

b. Nghệ thuật

- Vận dụng kết hợp những chi tiết vừa cụ thể, vừa khái quát, liệt kê liên tiếp các hình ảnh của kẻ thù đối lập với hình ảnh người dân vô tội.

- Xây dựng hai hình ảnh điển hình, đối lập nhau là kẻ thù – nhân dân ta.

- Câu văn giàu cảm xúc, giàu tính hình tượng.

- Lời văn uất hận sôi trào lúc thảm thương, tha thiết, nghẹn ngào.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 23)

a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tái hiện như sau:

- Khó khăn: thiếu lương thực, thiếu quân, tiếu nhân tài, kẻ thù đang lúc mạnh.

- Lê Lợi xuất thân từ giai cấp nông dân, nương mình nơi rừng núi, vì nhân dân cực khổ mà dấy cờ khởi nghĩa, với lòng căm thù giặc sâu sắc, lí tưởng hoài bão to lớn, quyết tâm chiến đấu.

- Sức mạnh đoàn kết tạo nên sức sức mạnh to lớn quét sạch lũ cướp nước và lũ bán nước.

b. Giai đoạn phản công và thắng lợi

- Hàng loạt các trận đánh: Tây Kinh, Đông Đô quân ta đã chiếm lại; trận Ninh Kiều, Tốt Động giặc thảm bại thây chất đầy nội; trận Chi Lăng, Mã An – Liễu Thăng cụt đầu; trận Xương Giang, Bình Than máu trôi đổ nước.

- Nghệ thuật miêu tả:

+ Phép so sánh đã miêu tả thành công sự đối lập của quân ta và giặc.

+ Phép liên kê, trùng điệp, dồn dập, biến đổi linh họa gợi lên không khí chiến đấu hào hùng khí thế mạnh mẽ của quân ta.

- Tính chất hùng tráng: hình ảnh đa dạng, phong phú được đo bằng sự rộng lớn kì vĩ của thiên nhiên, câu văn với nhịp điệu dài ngắn khác nhau đã tạo nhịp điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng như trận chiến.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 23)

Ở đoạn cuối, giọng văn trầm lắng, tự hào. Bởi những tổng kết mang tính chất suy tư: Lời tuyên bố độc laaoj được tác gỉa rút ra bài học lịch sử: thế sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc. Thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 23)

a. Đó là bản tuyên ngôn độc lập, tự do và chủ quyền dân tộc, là bản cáo trạng đanh thép tội ác của kẻ thù, là bản anh hùng ca, ca ngợi tinh thần chính nghĩa, thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bình Ngô đại cáo là một áng văn yêu nước lớn, sáng ngời tư tưởng nhân dân.

b. Nghệ thuật của bài cáo: kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương. Vận dụng kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là chân lí. Tác phẩm có sự kết hợp tài tình giữa sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Đại cáo bình Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. Tác phẩm nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc, tố cáo tội ác của kẻ thù, tái hiện lại quá trình chiến đấu hào hùng của dân tộc, ngợi ca và khẳng định tinh thần yêu nước, chân lí chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm được kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố: chính luận sắc bén và văn chương trữ tình.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 23)

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 23)

Học thuộc lòng đoạn mở đầu của bài Đại cáo bình Ngô.

 

Gợi ý Văn 10 Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiếp theo) - Phần tác phẩm do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (452)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy