ican
Ngữ Văn 10
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục)

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Ican

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

(Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)

- Nguyễn Dữ -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 60)

Việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên tướng giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống giặc ngoại xâm.

Đáp án chính xác: B và D. Vì Ngô Tử Văn thấy điều bất bình mà đốt đền khiến cho hồn mà tên tướng Bách hộ họ Thôi phải nhận tội, làm cho Thổ công được phục chức, đời sống của nhân thêm ấm no.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 60)

Diêm Vương xử kiện ở âm phủ có ý nghĩa:

- Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ đến nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.

- Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.

- Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính – Ngô Tử Văn – có dịp bộc lộ được bản lĩnh, khí phách của mình.

- Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ nhất, tránh làm các điều ác.

Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 61)

Chi tiết Ngô Tử Văn nhậm chức phán sự đền Tản Viên có ý nghĩa:

- Đây là một hình thức thưởng công xứng đáng cho người dám đầu tranh đòi công lí, khảng khái, dũng cảm chống lại cái ác.

- Tư tưởng người hiền thì lại gặp hiền.

- Là tấm gương để người đời sau noi gương, cổ vũ tinh thần của nhân dân.

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 61)

Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn được thể hiện ở:

- Thế giới kì ảo được đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên, hợp lí.

+ Tác phẩm có các nhân vật kì ảo: thổ công, Diêm Vương, ma, quỷ,…

+ Tác phẩm có chứa chuyện chết đi sống lại.

- Hiện thực được đưa vào tác phẩm một cách lôi cuốn, đan xen, người đọc bị mê đắm từ caau chuyện này đến câu chuyện khác.

- Cốt truyện giàu kịch tính, logic. Dẫn dắt khéo léo, giải quyết kịch tính một cách hợp lí.

Câu 5. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 61)

Chủ đề của truyện phản ánh hiện thực xã hội đen tối nhiều bất công. Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại ác làm hại nhân dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt. Đồng thời tác phẩm thể hiện vào niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1.1. Nhân vật Ngô Tử Văn

a. Cương trực, yêu chính nghĩa: Ngô Tử Văn là người rất khảng khái, "thấy sự tà gian thì không thể chịu được" nên đã đốt đền, trừ hại cho dân; sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí.

- Tức giận trước việc tác oai tác quái của tên hung thần và hành động châm lửa đốt đền: quyết liệt tuyên chiến với hồn ma tên tướng xâm lược bại trận

- Cuộc chiến đấu ngay từ đầu đã quyết liệt thể hiện nhân cách kẻ sĩ qua hành động cử chỉ: tức giận nhưng không mất khôn ,anh tắm rửa sạch sẽ rồi châm lửa đất đền

  →    Lòng anh trong sáng ,tin vào chính nghĩa

-  Hồn ma có đe doa ,anh vẫn bình tĩnh tin vào việc chính nghĩa của mình nên

-  Thổ công hổ trợ cuộc chiến đấu của anh nhưng không đáng là bao. Anh chấp nhận cái chết để truy đuổi đến cùng cái ác, cái gian thể hiện phẩm chất kiên cường, bất khuất, ý chí đấu tranh cho chính nghĩa, khí phách anh hùng của kẻ sĩ đất Việt chân chính.

b. Dũng cảm, kiên cường: không run sợ trước lời đe doạ của hồn ma tướng giặc, chàng vạch mặt tên hung thần; cãi lại quỷ và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu trình Diêm Vương,...

-  Tử Văn chỉ là anh học trò mà giờ đây phải đối diện cả thế giới ma quỷ.Con đường đấu tranh thật gian nan nguy hiểm (Bị gông cùm, sỉ nhục….) nhưng anh vẫn hiên ngang khẳng khái tuyên bố “ Ngô Soạn này …”, chàng vạch mặt, tố cáo tội ác của tên gian tà bằng những lời cứng cỏi

c. Giàu tinh thần dân tộc: đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt.

→ Chiến thắng của Ngô Tử Văn - một kẻ sĩ nước Việt - là sự khẳng định chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.

1.2.  Ngụ ý của tác phẩm  

Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi ; phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác, cái xấu.

1.3. Lời bình ở cuối truyện đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ

-  Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi;

-  Phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công, thối nát của xã hội đương thời. Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu của xã hội đương thời.

 + Tệ nạn mê tín dị đoan.

 + Tham ô, hối lộ.

→ Là kẻ sĩ, biết đấu tranh đến cùng để chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.

-  Bài học :

+ Nhìn nhận cách sống: Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác, sự gian tà.

+ Niềm tin vào lẽ phải: Chính bao giờ cũng thắng tà.

=> Lẽ phải, công lí không lệ thuộc vào số lượng người hai phái chính - tà. Bè cánh xấu xa chỉ tồn tại nhất thời. Chính nghĩa tất thắng. Miễn là người quân tử phải có ý chí và không ngại sự thiệt hại đến bản thân mình.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 61)

Theo em, kết thúc truyện đã hợp lí không cần phải thay thế. Vì sau kết thúc truyện ý nghĩa của truyện đã được làm nổi bật và sáng rõ: luôn đề cao người chính trực, khảng khái, phê phán tố cáo xã hội thiếu công bằng.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 61)

Ngô Tử Văn là kẻ sĩ người đất Lạng Giang, tính tình khảng khái, thấy việc gian tà không chịu được. Trong làng có một ngôi đền bị hồn ma tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi chiếm giữ, tác quoai tác quoái trong nhân dân, Tử Văn đã châm lửa đốt đền. Sau đó, Tử Văn ốm rồi mất. Bị tên hồn ma tê tướng giặc kiện dưới âm phủ, chàng xuống âm phủ xin Diên Vương được đối chất và đòi lại công bằng cho Thổ công ngôi đền. Diêm Vương đã phân xử và thấy được tội ác của tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi. Diêm Vương khen ngợi Tử Văn cho chàng sống lại và trừng trị tên tướng giặc, khôi phục chức lại cho Thổ công. Khi trở về, Thổ công cảm ơn Tử Văn và giới thiệu Tử Văn đến làm quan tại núi Tản Viên. Tử Văn thu xếp việc nhà và nhậm chức trở thành chức phán sự đền Tàn Viên.

Đánh giá (413)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy