ican
Hóa học 10
Bài 19: Luyện tập phản ứng oxi hoá – khử

Luyện tập phản ứng oxi hoá – khử

Bài Luyện tập phản ứng oxi hoá – khử hóa 10 chi tiết nhất, bám sát chuyên sâu bài giảng do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Hoá 10 tốt hơn.

Ican

BÀI 19. LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.

Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.

2. Sự oxi hóa và sự khử là hai quá trình có bản chất trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một phản ứng. Đó là phản ứng oxi hóa - khử.

3. Chất khử là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất oxi hóa là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Trong phản ứng oxi hóa – khử bao giờ cũng có chất khử và chất oxi hóa tham gia. Chất khử là còn gọi là chất bị oxi hóa và chất oxi hóa còn gọi là chất bị khử.

4. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. Nếu dựa vào sự thay đổi số oxi hóa thì phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

5. Dựa vào số oxi hóa người ta chia các phản ứng thành 2 loại, đó là phản ứng oxi hóa khử (số oxi hóa thay đổi) và phản ứng không thuộc loại oxi hóa khử (số oxi hóa không đổi).

II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 88 SGK Hóa 10):

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là loại phản ứng oxi hóa – khử?

A. Phản ứng hóa hợp.

B. Phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng thế trong hóa vô cơ

D. Phản ứng trao đổi.

Hướng dẫn giải:

Chọn D.

Bài 2 (trang 89 SGK Hóa 10):

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Phản ứng hóa hợp.

B. Phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng thế trong hóa vô cơ.

D. Phản ứng trao đổi.

Hướng dẫn giải:

Chọn C.

Bài 3 (trang 89 SGK Hóa 10):

Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + …

Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?

A. x = 1.

B. x = 2.

C. x= 1 hoặc x = 2.

D. x = 3.

Chọn đáp án đúng.

Hướng dẫn giải:

Chọn D.

Vì x = 3 thì số oxi hóa của M trước và sau phản ứng không thay đổi vẫn là +3.

Bài 4 (trang 89 SGK Hóa 10):

Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây:

A. Sự oxi hóa một nguyên tố là lấy bớt electron của nguyên tố đó, là làm cho số oxi hóa của nguyên tố đó tăng lên.

B. Chất oxi hóa là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó tăng sau phản ứng.

C. Sự khử một nguyên tố là sự thu thêm electron cho nguyên tố đó, làm cho số oxi hóa của nguyên tố đó giảm xuống.

D. Chất khử là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó giảm sau phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Câu sai: B, D.

Câu đúng: A, C.

Bài 5 (trang 89 SGK Hóa 10):

Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố:

– Nitơ trong NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl.

– Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2.

– Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4, MnSO4.

– Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3.

– Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.

Hướng dẫn giải:

a) Số oxi hóa của nguyên tử nitơ trong NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl lần lượt là: +2, +4, +5, +5, +3, -3, -3.

b) Số oxi hóa của nguyên tử clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4 lần lượt là: -1, +1, +3, +5, +7.

Còn số oxi hóa của clo trong CaOCl2 là -1 và +1:

c) Số oxi hóa của nguyên tử mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4; MnSO4. lần lượt là: +4, +7, +6, +2.

d) Số oxi hóa của nguyên tử crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3. lần lượt là: +6, +3, +3

e) Số oxi hóa của nguyên tử lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2. lần lượt là: -2, +4, +4, +6, -2, -1.

Bài 6 (trang 89 SGK Hóa 10):

Cho biết đã xảy ra sự oxi hoá và sự khử những chất nào trong những phản ứng thế sau:

a) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

b) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

c) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Hướng dẫn giải:

a) Sự oxi hóa của nguyên tử Cu: Cu0 → Cu2+ + 2e

Sự khử của ion bạc: Ag+ + 1e → Ag0

b) Sự oxi hóa của nguyên tử : Fe0 → Fe2+ + 2e

Sự khử của ion bạc: Cu2+ + 2e → Cu0

c) Sự oxi hóa của nguyên tử : Na0 → Na+ + 1e

Sự khử của ion bạc: 2H+ + 2e → H2

Bài 7 (trang 89 SGK Hóa 10):

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, tìm chất oxi hoá và chất khử trong những phản ứng sau :

a) 2H2 + O2 → 2H2O

b) 2KNO3 → 2KNO2 + O2

c) NH4NO2 → N2 + 2H2O

d) Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3.

Hướng dẫn giải:

a) 2H2 + O2 → 2H2O

Chất khử : H2, chất oxi hóa O2

b) 2KNO3 → 2KNO2 + O2

KNO3 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

c) NH4NO2 → N2 + 2H2O

NH4NO2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

d) Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3

Chất khử: Al, chất oxi hóa: Fe2O3

Bài 8 (trang 90 SGK Hóa 10):

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hoá - khử sau :

a) Cl2 + 2HBr → 2HCI + Br2

b) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

c) 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O

d) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.

Hướng dẫn giải:

a) Cl2 + 2HBr → 2HCI + Br2

Br- trong HBr là chất khử, Cl2 là chất oxi hóa.

b) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Cu là chất khử, S+6 trong H2SO4 là chất oxi hóa.

c) 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O

S-2 trong H2S là chất khử, N+5 trong HNO3 là chất oxi hóa.

d) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.

Fe2+ trong FeCl2 là chất khử, Cl2 là chất oxi hóa.

Bài 9 (trang 90 SGK Hóa 10):

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hoá - khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hoá ở mỗi phản ứng :

a) Al + Fe3O4 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Al2O3 + Fe

b) FeSO4 + KМNО4 + H2SO4 ⟶ Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

c) FeS2 + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)Fe2O3 + SO2

d) KClO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)KCl + O2

e) Cl2+ KOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)KCl + KClO3 + H2O.

Hướng dẫn giải:

a)

=> Chất khử là Al và chất oxi hóa là Fe3O4.

b)

=> Chất khử là FeSO4 và chất oxi hóa là KMnO4

c)

=>Chất khử là FeS2 và chất oxi hóa là O2

d)

=> Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

Bài 10 (trang 90 SGK Hóa 10):

Có thể điều chế MgCl2 bằng :

- Phản ứng hoá hợp

- Phản ứng thế

- Phản ứng trao đổi.

Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Điều chế MgCl2 bằng :

Phản ứng hoá hợp : Mg + Cl2 → MgCl2

Phản ứng thế : Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

Phản ứng trao đổi : Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2

Bài 11 (trang 90 SGK Hóa 10):

Cho những chất sau : CuO, dung dịch HCl, H2, MnO2.

a) Chọn từng cặp trong những chất đã cho để xảy ra phản ứng oxi hoá - khử và viết phương trình phản ứng.

b) Cho biết chất oxi hoá, chất khử, sự oxi-hoá và sự khử trong những phản ứng hoá học nói trên.

Hướng dẫn giải:

Những cặp chất xảy ra phản ứng oxi hoá - khử :

(1) CuO + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Cu + H2O

(2) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

b) Trong phản ứng (1)

Quá trình khử: Cu+2 + 2e → Cu0

Quá trình oxi hóa: H2 → 2H+ + 2e

=> CuO là chất oxi hóa, H2 là chất khử.

Trong phản ứng (2)

Quá trình khử: Mn+4 + 2e → Mn+2

Quá trình oxi hóa: 2Cl- → Cl2 + 2e

=> MnO2 là chất oxi hóa, HCl là chất khử.

Bài 12 (trang 90 SGK Hóa 10):

Hòa tan 1,39g muối FeSO4.7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch KMnO4 0,1 M. Tính thể tích dung dịch KMnO4, tham gia phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Ta có nFeSO4.7H2O = 1,39 / 278 = 0,005 (mol)

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

0,005 ® 0,001 mol

=>Thể tích KMnO4 tham gia phản ứng là: 0,01 / 0,1 = 0,01 lít

Hy vọng bài Luyện tập phản ứng oxi hoá – khử hóa 10 của ICAN soạn thảo giúp bạn học Hoá 10 tốt hơn. Chúc các bạn học tập vui.

Đánh giá (228)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy