ican
Hóa học 10
Bài 37: Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hoá học

Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hoá học

Giải bài thực hành hóa lý Hóa 10 do đội ngũ giáo viên ICAN soạn thảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, học môn Hoá 10 dễ dàng

Ican

BÀI 37. BÀI THỰC HÀNH SỐ 6. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào ống 1: 3ml dd HCl nồng độ 18%

+ Cho vào ống 2: 3ml dd HCl nồng độ 6%

– Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm

– Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm

Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra mạnh hơn ở ống nghiệm 2.

– Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl (18%) lớn hơn nồng độ HCl ống 2 (6%)

Þ Kết luận:

– Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.

– Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

– Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào mỗi ống : 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15%

+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyên

+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau

Quan sát hiện tượng

Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra sớm hơn ở ống nghiệm 2.

– Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

Giải thích: Do ống 1 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó khí H2 thoát ra sớm hơn.

Þ Kết luận:

– Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.

– Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành thí nghiệm:

Chuẩn bị 2 ống nghiệm

– Cho vào mỗi ống nghiệm: 3ml dd H2SO4 15%

– Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau. Kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2

– Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2.

Quan sát hiện tượng

Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 (mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn) khí thoát ra nhanh hơn.

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên khí thoát ra nhanh hơn.

Þ Kết luận:

Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích bề mặt. Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

Trên đây là gợi ý giải bài tập bài thực hành hóa lý Hóa 10 do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (200)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy