Grammar (Lý thuyết)
The Passive voice with modals – Thể bị động với động từ khuyết thiếu
1. Động từ khuyết thiếu – Modals
Động từ khuyết thiếu là những động từ thường được dùng với những động từ khác để diễn tả khả năng thực hiện hành động, khả năng xảy ra của sự việc, hay sự bắt buộc, cấm đoán v.v.
- Cấu trúc
Khẳng định: động từ khuyết thiếu đứng sau chủ ngữ và trước động từ nguyên thể không có to
S + modal + V
Ex: He should help her with the housework. (Anh ấy nên giúp cô ấy làm việc nhà.)
Phủ định: thêm not sau động từ khuyết thiếu
S + modal + not + V
Ex: You must not pick the flowers. (Bạn không được bẻ hoa.)
Nghi vấn: đảo động từ khuyết thiếu lên trước chủ ngữ
Modal + S + V?
Ex: Can I use your mobile phone? (Tôi có thể dùng điện thoại của bạn được không?)
* Lưu ý:
Động từ khuyết thiếu không chia theo chủ ngữ
Ex: He should help his wife with the chores. (Anh ấy nên giúp vợ mình làm các công việc nhà.)
2. Các động từ khuyết thiếu phổ biến
- Can – Could
Ability – khả năng ai đó có thể làm gì
Can diễn tả khả năng ai đó có thể làm gì ở hiện tại, còn could diễn tả khả năng ở quá khứ.
Ex: He can play golf. (Anh ấy có thể chơi gôn.)
He could play golf when he was ten. (Anh ấy đã có thể chơi gôn khi mới 10 tuổi.)
Possibility - Khả năng việc gì có thể xảy ra
Can diễn đạt khả năng xảy ra cao hơn could.
Ex: It can rain tomorrow. (Trời có thể mưa vào ngày mai.)
It could rain tomorrow. (Trời có thể mưa vào ngày mai.)
Permission - Xin phép
Can I hoặc Could I được dùng để xin phép làm gì. Tuy nhiên Could I thường được dùng trong hoàn cảnh trang trọng hơn.
Ex: Can I use your phone, please? (Tôi mượn điện thoại của Bạn được không?)
Could I just say something? (Tôi có thể nói đôi điều được không?)
Request - Yêu cầu
Can you hoặc Could you được dùng để yêu cầu ai đó làm gì. Tuy nhiên Could you thường được dùng trong hoàn cảnh trang trọng hơn.
Ex: Can you pass me the salt, please? (Anh có thể chuyển giúp tôi lọ muối không?)
Could you pass me the salt, please? (Anh có thể chuyển giúp tôi lọ muối được không?)
cannot (viết tắt là can't) thể hiện sự cấm đoán
Ex: You can't pick the flowers. (Bạn không được bẻ hoa.)
- May - Might
Possibility - Khả năng việc gì có thể xảy ra
Might diễn tả khả năng xảy ra thấp hơn may.
Ex: It may be sunny tomorrow. (Trời có thể nắng vào ngày mai.)
It might be sunny tomorrow. (Trời có thể nắng vào ngày mai.)
Permission - Xin phép
May I hoặc Might I dùng để xin phép. Tuy nhiên, Might I thường được dùng trong hoàn cảnh trang trọng hơn May I.
Ex: May I see you for a minute? (Tôi có thể gặp anh một lát được không?)
Might I see you for a minute? (Tôi có thể gặp anh một lát được không?)
- Will - Would
Request - Yêu cầu
Will I hoặc Would I thể hiện sự yêu cầu. Tuy nhiên Would I thường được sử dụng trong hoàn cảnh trang trọng hơn.
Ex: Will you speak louder? (Bạn nói to hơn được không?)
Would you speak louder? (Bạn có thể nói to hơn được không?)
- Should - Ought to
Advice - Lời khuyên
Khi dùng should và ought to để đưa lời khuyên thì ought to có ý nghĩa nhấn mạnh hơn, gần như là người nói khuyên người nghe phải làm theo.
Ex: He should help his wife with the chores. (Bạn ấy nên giúp vợ mình làm các công việc nhà.)
You ought to follow school rules. (Bạn nên tuân theo các quy định của nhà trường.)
- Must
Obligation - Sự bắt buộc
Must được dùng để thể hiện sự bắt buộc
Ex: You must go to class on time. (Em phải đi học đúng giờ.)
You must stop when the lights turn red. (Bạn phải dừng lại khi có đèn đỏ.)
Probability - Phỏng đoán chắc chắn
Must be dùng để thể hiện sự chắc chắn hoàn toàn về sự việc gì đó.
Ex: Her cat has been lost. She must be very upset now.
(Con mèo của con bé đã bị mất. Chắc chắn là bây giờ con bé đang rất buồn.)
Prohibition - Sự cấm đoán
Must not hoặc mustn't thể hiện sự cấm đoán.
Ex: You mustn't pick the flowers. Don't you see the sign?
(Bạn ko được hái hoa đâu. Bạn không nhìn thấy biển cảnh báo à?)
- Shall
Suggestion - Gợi ý
Shall được dùng để đưa ra gợi ý và thường đi với các chủ ngữ I và We. Shall thường tạo cảm giác khá trang trọng cho người nghe.
Ex: Shall I pick you up at seven? (Tôi sẽ đón bạn lúc 7h nhé?)
Shall we start now? (Chúng ta bắt đầu bây giờ được chứ?)
3. Thể bị động với các động từ khuyết thiếu
Cấu trúc câu bị động với động từ khuyết thiếu: S + modal + be + Vp.p. + (by O)
Lưu ý: by O có thể bỏ nếu chủ thể hành động là không xác định hoặc không cần nhấn mạnh.
Ex: Ly and Ha can share the housework. (Ly và Hà có thể chia sẻ công việc nhà.)
→ The housework can be shared by Ly and Ha. (Công việc nhà có thể được chia sẻ bởi Ly và Hà.)
Ex: You can’t drop litter here.(Bạn không được đổ rác ở đây.)
→ Litter can’t be dropped here. (Rác không được phép đổ ở đây.)
Ex: Students ought to follow school rules. (Học sinh nên tuân theo quy định của trường học.)
→ School rules ought to be followed by students.
(Các quy định của trường học nên được tuân theo bởi các bạn học sinh.)
Grammar (Bài tập)
Task 1: Choose the right modals in brackets to complete the sentences.
1. shouldn’t (advice) 2. must (duty) 3. May (permission) 4. might (possibility)
5. Will (request) 6. mustn’t (prohibition) 7. can (ability)
Task 2: Read the following sentences from GETTING STARTED. Underline the passive voice with modals. Check with your partner.
1. may be kept 2. might be forced 3. shouldn’t be allowed 4. should be eliminated
Task 3: Rewrite the following sentences, using the passive voice.
1. Lan might be chosen (by our class) to represent us in the School Youth Union.
2. Will Korean be taught in our school next year?
3. The instructions must be followed strictly.
4. Sugary food should not be eaten by very young children.
5. Men and women should be given equal rights to education and employment.
6. Hopefully, a planet similar to earth will be discovered by scientists.
7. I think discrimination against women and girls can be reduced by us.