ican
Giải SGK Hóa 10
Bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Hóa 10 bài Tinh thể nguyên tử ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu giúp học sinh làm bài tập Hoá 10 dễ dàng hơn.

Ican

BÀI 14. TINH THỂ NGUYÊN TỬ VÀ TINH THỂ PHÂN TỬ

 

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1.Tinh thể nguyên tử

- Khái niệm: Tinh thể nguyên tử cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể. Ở các nút của mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết cộng hóa trị.

VD: Mạng tinh thể kim cương của cacbon

- Tính chất: Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể lớn.Vì vậy, tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.

2. Tinh thể phân tử

- Khái niệm: Tinh thể phân tử cấu tạo từ những phân tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian, tạo thành một mạng tinh thể. Ở các điểm nút của mạng tinh thể là những phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử.

VD: Mạng tinh thể của phân tử I2

- Tính chất: Trong mạng tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy, tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Bài tập liên quan đến tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử đa phần là các bài tập lý thuyết, để làm tốt bài tập liên quan đến tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, học sinh cần học hiểu khái niệm, tính chất của tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 70 SGK Hóa học 10):

Tìm câu sai trong các câu sau:

A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử.

B. Trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử được phân bố luân phiên đều đặn theo một trật tự nhất định.

C. Lực liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu.

D. Tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

Hướng dẫn giải:

Chọn C.

Bài 2 (trang 70 SGK Hóa học 10):

Tìm câu sai trong các câu sau đây:

A. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.

B. Trong tinh thể phân tử, lực liên kết yếu giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị.

C. Trong tinh thể phân tử, lực liên kết giữa các phân tử là liên kết yếu.

D. Tinh thể iot là tinh thể phân tử.

Hướng dẫn giải:

Chọn B.

Bài 3 (trang 71 SGK Hóa học 10):

Hãy kể tên các loại tinh thể đã học và tính chất chung của từng loại.

Hướng dẫn giải:

Các loại tinh thể đã học:

- Tinh thể nguyên tử: tính chất chung: bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.

- Tinh thể phân tử: tính chất chung: dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

- Tinh thể ion: tính chất chung: rất bền vững, các hợp chất ion đề khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.

Bài 4 (trang 71 SGK Hóa học 10):

a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?

Hướng dẫn giải:

a) Chất có mạng tinh thể nguyên tử: kim cương. Chất có mạng tinh thể phân tử: ở nhiệt độ thấp thì có khí hiếm, O2, N2, … kết tinh thành tinh thể phân tử.

b) Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn. Vì vậy, tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi. Trong tinh thể phân tử, các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy mà tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Bài 5 (trang 71 SGK Hóa học 10):

Vì sao các hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao?

Hướng dẫn giải:

Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể ion rất lớn. Các hợp chất ion đều khá rắn, khó bay hơn, khó nóng chảy.

Bài 6 (trang 71 SGK Hóa học 10):

Hãy nêu liên kết hóa học chủ yếu trong 3 loại mạng tinh thể đã biết.

Hướng dẫn giải:

Liên kết hóa học chủ yếu trong 3 loại mạng tinh thể đã biết:

– Trong mạng tinh thể nguyên tử: liên kết cộng hóa trị.

– Trong mạng tinh thể phân tử: lực tương tác yếu giữa các phân tử.

– Trong mạng tinh thể ion: lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

Trên đây là Hóa 10 bài Tinh thể nguyên tử mà ICAN soạn thảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chia sẻ nhé. Chúc các bạn học vui vẻ.

Đánh giá (433)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy